Phạt 125 triệu đồng, buộc phải bàn giao ngay kinh phí bảo trì theo quy định

UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với chủ đầu tư chung cư Hòa Bình Green City (số 505 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) do chậm bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị.

Ông Nguyễn Hữu Đường trả lời thắc mắc của cư dân Hoà Bình Green City tại buổi đối thoại với cư dân hồi tháng 7 năm 2018.Ông Nguyễn Hữu Đường trả lời thắc mắc của cư dân Hoà Bình Green City tại buổi đối thoại với cư dân hồi tháng 7/2018

Theo đó, Công ty TNHH Hòa Bình - chủ đầu tư dự án chung cư Hòa Bình Green City bị phạt vi phạm hành chính với số tiền 125 triệu đồng. 

“Nếu quá 10 ngày chủ đầu tư không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị thực hiện cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Đồng thời, UBND TP cũng áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chủ đầu tư bàn giao ngay kinh phí bảo trì cho Ban quản trị theo quy định”, quyết định của UBND TP nêu rõ.

Ban quản trị nhà chung cư Hòa Bình Green City được UBND quận Hai Bà Trưng ra quyết định công nhận từ ngày 21/3/2019 tuy nhiên chủ đầu tư đến nay không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho Ban quản trị. Theo tìm hiểu tổng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của 2 tòa A, B chung cư Hòa Bình Green City là 41 tỷ đồng.

Dự án Hòa Bình Green City là tổ hợp căn hộ chung cư cao cấp kết hợp trung tâm thương mại. Hòa Bình Green City được thiết kế với 2 tòa tháp cao 27 tầng, xây dựng trên diện tích đất 1,7 ha tại số 505 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Trước đó, cư dân chung cư Hòa Bình Green City 505 Minh Khai đội nắng 40 độ C căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư trả sổ hồng, công khai, minh bạch quỹ bảo trì...Trước đó, cư dân chung cư Hòa Bình Green City 505 Minh Khai đội nắng 40 độ C căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư trả sổ hồng, công khai, minh bạch quỹ bảo trì...

Được quảng bá là chung cư cao cấp với chất lượng 6 sao với chất lượng xây dựng cao, dịch vụ hoàn hảo và có giá ở phân khúc cao, nhiều người dân đã bỏ tiền tỷ ra để được sử hữu căn nhà “trong mơ” tại dự án chung cư Hòa Bình Green City. Tuy nhiên, cư dân lại gặp phải liên tiếp những rắc rối từ sự “chây ỳ” của chủ đầu tư trong việc làm sổ hồng cho cư dân, “om” quỹ bảo trì không bàn giao cho Ban quản trị…  cư dân tại đây là nhiều lần xuống đường băng rôn đòi quyền lợi.

Trước đó, Thương hiệu & Công luận đã có loạt bài phản ánh về "Hòa Bình Green city: Dân lo bị chiếm dụng quỹ bảo trì" (2018); "Hoà Bình Green City: Liệu quỹ bảo trì đang phục vụ cho những dự án “máu mặt” khác?"; "Hoà Bình Green City: Sẽ làm rõ lý do chậm cấp sổ hồng cho cư dân có phải do UBND TP. Hà Nội?...

Thực tế chứng minh, đã có nhiều CĐT chiếm dụng quỹ bảo trì của cư dân, không hoàn trả sau khi BQT được thành lập theo đúng pháp luật như Keang Nam, Hồ Gươm Plaza (Hà Nội), Khang Gia Tân Hương (TP. HCM)…

Nhiều dự án có tiếng "gắn mác" đại gia Đường Bia

Công ty TNHH Hoà Bình là chủ đầu tư ( CĐT) của khá nhiều dự án “có tiếng”.

Đầu tiên phải kể đến là dự án tháp đôi Quốc tế Hòa Bình tại 106 Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy). Toà tháp cao 22 tầng được xây dựng trên khu đất rộng hơn 5.000 m2, gồm một tòa văn phòng và một tòa căn hộ cao cấp được đưa vào sử dụng năm 2006.

Năm 2015, toà tháp Hoà Bình đã được chuyển nhượng cho Công ty TNHH Quản lý bất động sản An Cư với mức giá 735 tỷ đồng với lý do lấy tiền để xây dựng hệ thống trung tâm thương mại tại 63 tỉnh thành. Tuy nhiên, thương vụ này sau đó bất thành do hai bên không thống nhất được một số điều khoản hợp đồng. Hiện toà tháp này đã bán cho Somerset - đối tác đến từ Singapore.

Tiếp theo là dự án chung cư cao cấp Hòa Bình Green Apartment tại số 376 đường Bưởi, được xây dựng trên tổng diện tích 1,700m2, cao 26 tầng, 3 tầng hầm; bao gồm 155 căn hộ. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 1.000 tỷ đồng. Công trình được khởi công từ năm 2009, hoàn thành cuối năm 2011.

Không thể không nhắc tới dự án chung cư cao cấp với thành lan can căn hộ, phào chỉ sảnh đón,thiết bị vệ sinh dát vàng.dát vàng Hòa Bình Green City tại 505 Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) được khởi công xây dựng vào năm 2012 trên khu đất rộng 17.377 m2 với 2 tòa tháp cao 27 tầng, trong đó có 5 tầng trung tâm thương mại. Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.500 tỷ đồng, bắt đầu được bàn giao vào quý 2/2014.

Trong suốt quá trình xây dựng đến khi đi vào vận hành, dự án này vướng phải rất nhiều các lùm xùm như xây dựng không phép, không theo thiết kế ban đầu được phê duyệt, chậm trễ cấp sổ đỏ, thành lập Ban Quản trị và bàn giao cho cư dân sau 4 năm về ở...

Cũng tại Hoà Bình Green City, đại gia Đường Bia còn có ý định cho các doanh nghiệp start-up thuê miễn phí tại khu vực trung tâm thương mại. Nguyện vọng của ông là hỗ trợ ngành sản xuất trong nước phát triển, cạnh tranh với các công ty nước ngoài hiện đang chiếm lĩnh thị trường. 

Tuy nhiên, sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, hiện tại trung tâm thương mại V+ vắng hoe, nhiều tiểu thương phải trả lại gian hàng để chuyển ra ngoài. Lý do là họ không bị thu phí mặt bằng nhưng bù lại phí dịch vụ lại quá cao. 

Chưa dừng lại ở đó, đại gia Đường bia còn lên kế hoạch xây dựng hệ thống trung tâm thương mại thương hiệu V+ tại 63 tỉnh thành trên khắp cả nước.

Hay gần đây, hồi tháng 10 năm 2019 dư luận xôn xao với những thông tin xoay quanh dự án nhà B7 Giảng Võ – Hà Nội Golden Lake (số 9 phố Trần Huy Liệu, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, TP. Hà Nội) do Công ty TNHH Hòa Bình làm chủ đầu tư có dấu hiệu xây dựng vượt phép, vi phạm trật tự xây dựng.

Năm 2018, dự án nhà B7 Giảng Võ được chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ MEFRIMEX và bà Phạm Thị Đức nhượng lại cho Công ty TNHH Hòa Bình triển khai.

Lúc này, dự án được chủ đầu tư mới đặt tên gọi: Hà Nội Golden Lake và chuyển công năng thành khu khách sạn, căn hộ.

Trang web quảng cáo của chủ đầu tư cho biết, Hà Nội Golden Lake bao gồm 4 tầng hầm và 25 tầng nổi. Điểm nhấn đặc biệt của dự án là việc bên ngoài khối đế được lát bằng gạch men nhập khẩu, phủ vàng ròng 24k.

Đồng thời, nhiều thiết bị nội thất, tiện ích khác trong dự án cũng được phủ vàng…

Công ty TNHH Hòa Bình có Công văn số 210/2018/CV-HB gửi UBND TP. Hà Nội xin điều chỉnh công năng từ văn phòng làm việc và nhà ở sang công năng khách sạn và nhà ở từ ngày 22/11/2018.

Nội dung trên đã được TP. Hà Nội đồng ý về chủ trương và Sở Quy hoạch – Kiến trúc cũng đã chấp thuận bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc của dự án..., tuy nhiên tại thời điểm tháng 10/2019, dự án vẫn chưa hoàn tất thủ tục.

Khánh Yên