Mỗi năm,ngành đường sắt đều có cải tiến cách bán vé tàu tết nhằm tạo thuận lợi hơn cho người có nhu cầu mua vé. Thế nhưng, đối với nhiều người, để có được một tấm vé tàu đi lại vào dịp tết vẫn là khá vất vả. Trong phương thức bán vé tàu, dường như ngành đường sắt vẫn tiếp tục đẩy cái khó cho người dân.

Thu tiền dễ, lấy vé khó khăn

Theo kế hoạch, từ 8 giờ ngày 1-12, Tổng công ty Đường sắt sẽ tổ chức bán vé tàu Tết trên hệ thống bán vé điện tử qua các website: www. Dsvn.vn; www.vetau.com.vn;www. Vietnamrailway.vn. Theo ông Đinh Văn Sang, Phó Tổng Giám đốc Công ty vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn, năm nay ngành đường sắt liên kết với Công ty FPT để xây dựng phần mền bán vé. “ phía FPT cho biết đường truyền này cho phép cùng lúc hai triệu người có thể truy cập, nên không xảy ra nghẽn mạng giống như những năm trước”,ông Sang nói.

Theo quy định, mỗi lần hành khách được đặt không quá bốn vé. Sau khi đặt vé, chậm nhất trong vòng 48 giời hành khách phải liên hệ một trong 40 ga mà tàu Thống Nhất có dừng để trả tiền và lấy vé. Hành khách cũng có thể thanh toán tại các điểm giao dịch của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam. Riêng những hành khách tại khu vực TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đồng Dương có thể thực hiện thông qua các chi nhánh của ngân hàng VIB. Hành khách cũng có thể thanh toán trực tuyến bằng thể nội địa ngay trên website. Nhưng sau khi thanh toán tiền vé 24 giờ, phải đến ga lấy vé trước khi tàu chạy 30 phút.

Như vậy, bỏ qua vấn đề nghẽn mạng, chỉ tính việc xếp hàng chờ nộp tiền ở ngân hàng, xếp hàng chờ lấy vé ở ga… thì để có tấm vé tàu đi lại vào dịp Tết, hành khách vẫn phải mất khá nhiều thời gian. Điều đáng nói là dù hành khách đã thanh toán tiền vé, nhưng trước giờ tàu chạy 30 phút mà khách không đến ga lấy vé thì vẫn không được lên tàu. “ Dường như ngành đường sắt chỉ tạo thuận lợi trong việc thu tiền, những khó khăn còn lại thì đẩy cho người dân”, anh Trần Văn Chiến ( quê Nghệ An) đang làm công nhân ở quận 7, TP Hồ Chí Minh, nói.

Phải đợi đến… Tết năm 2016

Một vấn đề bất cập tồn tại nhiều năm nay là vì sao ngành đường sắt không áp dụng hình thức “ đi tàu không vé” như ngành hàng không? Tức là hành khach đã đặt vé qua mạng, thanh toán tiền thì chỉ sử dụng mã số để đi tàu chứ không cần phải ra ga lấy vé. Ông Vũ Tá Tùng, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết đây cũng là mục tiêu mà Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hướng tới trong việc xây dựng “ hệ thống bán vé điện tử”.

Tuy nhiên, ông Tùng lấy lý giải việc xây dựng hệ thống này đòi hỏi phải có thời gian. Dịp tết Ất Mùi 2015, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam mới chỉ hoàn thiện giai đoạn 1 của hệ thống ( áp dụng từ ngày 21-11). Hệ thống này chỉ phục vụ hành khách đặt chỗ, thanh toán tiền vé, sau đó trực tiếp ra ga nhận vé đi tàu mà chưa thể in vé điện tử. “ Chúng tôi chưa đủ thời gian hoàn thiện thủ tục pháp lý với các cơ quan quản lý Nhà nước ( Bộ Tài chính và Tổng cục thuế) để chuyển đổi từ vé đi tàu truyền thống sang vé đi tàu điện tử. Dự kiến, nhanh nhất là đến tết năm 2016 mới hoàn thành được hệ thống này”, ông Tùng nói.

Ông Phạm Sanh, chuyên gia giao thông cho biết, nếu áp dụng vé điện tử, ngành đường sắt có thể giảm thêm 10% giá vé cho hành khách. “ Bởi vé tàu hiện nay giống như một hóa đơn đỏ, trong đó bao gồm cả thuế. Thực tế không phải hành khách nào cũng cần hóa đơn. Ai cần thì có thể ra đại lý hoặc ga để yêu cầu xuất hóa đơn và trả thêm tiền như bên hàng không”, ông Sanh nói.

Theo Thời Nay

 

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE

Dân vẫn vất vả với vé tàu tết

Mỗi năm,ngành đường sắt đều có cải tiến cách bán vé tàu tết nhằm tạo thuận lợi hơn cho người có nhu cầu mua vé. Thế nhưng, đối với nhiều người, để có được một tấm vé tàu đi lại vào dịp tết vẫn là khá vất vả. Trong phương thức bán vé tàu, dường như ngành đường sắt vẫn tiếp tục đẩy cái khó cho người dân.

Thu tiền dễ, lấy vé khó khăn

Theo kế hoạch, từ 8 giờ ngày 1-12, Tổng công ty Đường sắt sẽ tổ chức bán vé tàu Tết trên hệ thống bán vé điện tử qua các website: www. Dsvn.vn; www.vetau.com.vn;www. Vietnamrailway.vn. Theo ông Đinh Văn Sang, Phó Tổng Giám đốc Công ty vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn, năm nay ngành đường sắt liên kết với Công ty FPT để xây dựng phần mền bán vé. “ phía FPT cho biết đường truyền này cho phép cùng lúc hai triệu người có thể truy cập, nên không xảy ra nghẽn mạng giống như những năm trước”,ông Sang nói.

Theo quy định, mỗi lần hành khách được đặt không quá bốn vé. Sau khi đặt vé, chậm nhất trong vòng 48 giời hành khách phải liên hệ một trong 40 ga mà tàu Thống Nhất có dừng để trả tiền và lấy vé. Hành khách cũng có thể thanh toán tại các điểm giao dịch của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam. Riêng những hành khách tại khu vực TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đồng Dương có thể thực hiện thông qua các chi nhánh của ngân hàng VIB. Hành khách cũng có thể thanh toán trực tuyến bằng thể nội địa ngay trên website. Nhưng sau khi thanh toán tiền vé 24 giờ, phải đến ga lấy vé trước khi tàu chạy 30 phút.

Như vậy, bỏ qua vấn đề nghẽn mạng, chỉ tính việc xếp hàng chờ nộp tiền ở ngân hàng, xếp hàng chờ lấy vé ở ga… thì để có tấm vé tàu đi lại vào dịp Tết, hành khách vẫn phải mất khá nhiều thời gian. Điều đáng nói là dù hành khách đã thanh toán tiền vé, nhưng trước giờ tàu chạy 30 phút mà khách không đến ga lấy vé thì vẫn không được lên tàu. “ Dường như ngành đường sắt chỉ tạo thuận lợi trong việc thu tiền, những khó khăn còn lại thì đẩy cho người dân”, anh Trần Văn Chiến ( quê Nghệ An) đang làm công nhân ở quận 7, TP Hồ Chí Minh, nói.

Phải đợi đến… Tết năm 2016

Một vấn đề bất cập tồn tại nhiều năm nay là vì sao ngành đường sắt không áp dụng hình thức “ đi tàu không vé” như ngành hàng không? Tức là hành khach đã đặt vé qua mạng, thanh toán tiền thì chỉ sử dụng mã số để đi tàu chứ không cần phải ra ga lấy vé. Ông Vũ Tá Tùng, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết đây cũng là mục tiêu mà Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hướng tới trong việc xây dựng “ hệ thống bán vé điện tử”.

Tuy nhiên, ông Tùng lấy lý giải việc xây dựng hệ thống này đòi hỏi phải có thời gian. Dịp tết Ất Mùi 2015, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam mới chỉ hoàn thiện giai đoạn 1 của hệ thống ( áp dụng từ ngày 21-11). Hệ thống này chỉ phục vụ hành khách đặt chỗ, thanh toán tiền vé, sau đó trực tiếp ra ga nhận vé đi tàu mà chưa thể in vé điện tử. “ Chúng tôi chưa đủ thời gian hoàn thiện thủ tục pháp lý với các cơ quan quản lý Nhà nước ( Bộ Tài chính và Tổng cục thuế) để chuyển đổi từ vé đi tàu truyền thống sang vé đi tàu điện tử. Dự kiến, nhanh nhất là đến tết năm 2016 mới hoàn thành được hệ thống này”, ông Tùng nói.

Ông Phạm Sanh, chuyên gia giao thông cho biết, nếu áp dụng vé điện tử, ngành đường sắt có thể giảm thêm 10% giá vé cho hành khách. “ Bởi vé tàu hiện nay giống như một hóa đơn đỏ, trong đó bao gồm cả thuế. Thực tế không phải hành khách nào cũng cần hóa đơn. Ai cần thì có thể ra đại lý hoặc ga để yêu cầu xuất hóa đơn và trả thêm tiền như bên hàng không”, ông Sanh nói.