Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đầu tư bất động sản cuối năm: Đâu là điểm đáng chú ý?

Theo các chuyên gia, trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19, thị trường bất động sản không tránh khỏi những khó khăn và rủi ro như vướng thủ tục hành chính, pháp lý và các địa phương mới bắt đầu triển khai thực hiện các chính sách mới… Do đó, nhà đầu tư cần thận trọng khi quyết định “xuống tiền”.

“Nốt trầm” của thị trường

Nói về thị trường bất động sản (BĐS) 6 tháng đầu năm, Phó Chủ tịch HĐQT CenGroup, ông Phạm Thanh Hưng cho biết, thị trường có sự tăng trưởng vượt bậc. Sự tăng trưởng này đến từ lo ngại kinh tế tăng trưởng thấp, đồng tiền mất giá. Vì vậy, dòng tiền đổ vào các thị trường mang tính đầu tư dài hạn rất lớn, trong đó có bất động sản.

Ông Hưng cho rằng, bất động sản tăng giá trong tương lai sẽ chủ yếu nhờ tăng giá đất, chứ không do công trình xây dựng, dù có nhiều công trình dát vàng hay kèm các nội thất hiện đại cũng không làm thay đổi giá trị đáng kể.

Lấy ví dụ về thị trường phía Tây Hà Nội, khi công bố quy hoạch 17.000 ha cho dự án thành phố mới Hòa Lạc đã làm cho khu vực phía Tây Hà Nội "sốt nóng". Một điều cần hết sức lưu ý là khu vực này mới chỉ có quy hoạch tổng thể, chứ chưa có quy hoạch chi tiết. Hay như phía Đông TP.HCM, với sự hình thành TP.Thủ Đức đã khiến giá đất tại khu vực này tăng tốc.

Về phía cơ quan chức năng, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, đầu năm 2021, giá đất nền tăng nóng và cục bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho thị trường bất động sản. Đặc biệt là những giao dịch không đủ điều kiện pháp lý, nhiều giao dịch được thực hiện ở đất rừng, nông nghiệp… chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng.

Đầu tư bất động sản cuối năm: Đâu là điểm đáng chú ý?
Đầu tư bất động sản cuối năm: Đâu là điểm đáng chú ý?.

Còn bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land chia sẻ, dù dịch bệnh đã bắt đầu từ năm trước, nhưng những tháng đầu năm 2021 vẫn có sự bật dậy của thị trường bất động sản. Tuy vậy, đến làn sóng Covid-19 lần thứ tư, các doanh nghiệp bất động sản thực sự đối mặt kịch bản rủi ro cao nhất.

Với tình hình thị trường hiện tại, giao dịch giảm, nguồn cung giảm, bà Hương đánh giá, đây là “khoảng lặng” của thị trường mà chúng ta phải chấp nhận, là yếu tố bất khả kháng mà doanh nghiệp cũng đồng lòng với Chính phủ.

Khơi thông chính sách

Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản trong thời gian tới vẫn tiếp tục gặp khó khăn. Mặc dù bất động sản không phải là ngành chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19, nhưng dịch kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đầu tư từ các thị trường khác tác động vào bất động sản, đơn cử như giá vật liệu xây dựng vừa qua tăng cao làm giá thành đầu tư bất động sản tăng theo.

Bên cạnh đó, các cơ chế về đất đai vẫn chưa được tháo gỡ kịp thời, mặc dù các hoạt động đầu tư liên quan đến xây dựng đã thông thoáng hơn, nên các vấn đề về giao đất, cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng rất khó khăn.

Đáng chú ý, bộ máy chính quyền địa phương mới bắt đầu triển khai thực hiện các chính sách mới, nên chưa có tác động mạnh đến thị trường.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đáp ứng nhu cầu mới, trước tiên phải tiếp tục hoàn thiện thể chế về đầu tư kinh doanh BĐS, sửa đổi bổ sung Luật Đất đai, quy định đầu tư kinh doanh bất động sản nhà ở.

“Do đó, trong thời gian tới, chúng tôi yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nghiêm túc thực hiện trình tự thủ tục đầu tư, nhất là thủ tục giao đất”, ông Sinh nhấn mạnh.

Cùng với đó, Bộ Xây dựng đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nhà ở phải đảm bảo đồng bộ hạ tầng, đảm bảo tính pháp lý và kinh doanh đúng pháp luật.

Ông Sinh cũng khuyến cáo người dân bình tĩnh, cẩn thận trước những thông tin đồn thổi. “Người dân khi thực hiện các giao dịch BĐS cần xem xét cẩn thận các hồ sơ pháp lý và chỉ giao dịch với các dự án có pháp lý rõ ràng”, ông Sinh nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản chia sẻ, thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành một số nghị định liên quan đến kinh doanh BĐS. Bộ Xây dựng cũng đang nghiên cứu sửa đổi trình Chính phủ vào quý III, IV/2021 để Chính phủ ban hành những quy định cụ thể hơn, nhằm hạn chế hoặc kiểm soát các hoạt động giao dịch của thị trường, đặc biệt là các giao dịch liên quan đến đất nền, kinh doanh bất động sản.

Ông Khởi cũng khuyến nghị: “Các doanh nghiệp cũng nên tham gia đóng góp ý kiến tích cực để chúng tôi có cơ sở báo cáo Chính phủ. Từ nay đến cuối năm, Bộ Xây dựng sẽ ban hành một loạt chính sách mới”.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Thượng viện Mỹ 'xuống tay' với uranium Nga
Thượng viện Mỹ 'xuống tay' với uranium Nga

Động thái được đưa ra giữa lúc Washington đang tiếp tục tìm cách ngăn chặn những nỗ lực của Moscow trong xung đột ở Ukraine. Trước đó, hồi tháng 12 năm ngoái, Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn dự luật này.

Tin vui: Lần đầu tiên bán tín chỉ Carbon từ trồng lúa
Tin vui: Lần đầu tiên bán tín chỉ Carbon từ trồng lúa

Sau 4 tháng triển khai mô hình canh tác lúa giảm phát thải tại xã Bình Hòa, huyện Krong Ana, tỉnh Đắk Lắk, đại diện địa phương cho biết, đã có thể thực hiện mua tín chỉ Carbon từ diện tích lúa canh tác này.

Nhà giam hơn trăm tuổi trong bệnh viện
Nhà giam hơn trăm tuổi trong bệnh viện

Nằm sâu bên trong Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM có một khu nhà đã gần 150 năm tuổi, là nơi giam giữ nhiều chiến sĩ cách mạng

[Ảnh] Bình Thuận đón hơn 220.000 lượt khách trong dịp lễ 30/4 và 1/5
[Ảnh] Bình Thuận đón hơn 220.000 lượt khách trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Ngày 1/5, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, trong dịp lễ 30/4-1/5, tỉnh ước đón 220.000 lượt khách tham quan, lưu trú tăng khoảng 25% so với năm 2023, công suất phòng bình quân khoảng 75-95%, doanh thu ước khoảng 420 tỷ đồng.

Nối dài cảm hứng tự hào về lịch sử bằng ngôn ngữ xiếc
Nối dài cảm hứng tự hào về lịch sử bằng ngôn ngữ xiếc

Những ngày này, các nghệ sĩ Liên đoàn Xiếc Việt Nam đang nỗ lực tập luyện để kịp ra mắt khán giả những chương trình nghệ thuật ấn tượng, giúp nối dài cảm hứng tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Sức ép vĩ mô kéo giá kim loại suy yếu
Sức ép vĩ mô kéo giá kim loại suy yếu

Cùng xu hướng giảm khá mạnh, sắc đỏ cũng gần như áp đảo bảng giá kim loại. Đối với kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim đều quay đầu bởi sức ép vĩ mô. Chốt phiên, giá bạc để mất 3,59% xuống 26,39 USD/ounce. Giá bạch kim đóng cửa tại mức 948,2 USD/ounce sau khi giảm 1,38%.