THCL Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) vừa có văn bản gửi lên Ủy ban Kinh tế Quốc hội (cơ quan thẩm tra các dự án luật về kinh tế) đề nghị loại bỏ một số ngành nghề được đưa vào diện kinh doanh có điều kiện, trong đó có ngành kinh doanh xuất khẩu gạo.

Đề nghị bỏ kinh doanh xuất khẩu gạo khỏi danh mục kinh doanh có điều kiện - Hình 1

 VCCI kiến nghị Quốc hội bãi bỏ điều kiện xuất khẩu gạo

Theo VCCI, pháp luật hiện hành đã có nhiều quy định để đảm bảo an ninh quốc gia, quốc phòng và các lợi ích công cộng liên quan đến sản phẩm gạo. Do đó, yêu cầu về điều kiện đối với các DN xuất khẩu gạo để đảm bảo lợi ích công cộng là chưa phù hợp.

VCCI cho rằng, chưa có đủ căn cứ thuyết phục để bổ sung hoặc cần phải giữ lại một số ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện mà Bộ KH&ĐT đề xuất như inh doanh dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư... Trong khi đó, nếu bị liệt vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, muốn kinh doanh các ngành nghề trên, DN sẽ mất thêm thời gian đi xin giấy phép, giấy chứng nhận... cho thấy đã đáp ứng những điều kiện do các bộ ngành đề ra.

VCCI nêu Luật Đầu tư 2014 quy định khá rõ về mục tiêu xác định một ngành, nghề thuộc diện kinh doanh có điều kiện đó là nhằm bảo vệ các trật tự công (an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, sức khỏe cộng đồng…). 

Đáng chú ý, VCCI đề nghị bỏ “kinh doanh xuất khẩu gạo” ra khỏi Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Lý do, gạo được xem là loại hàng hóa liên quan đến an ninh lương thực quốc gia, vì vậy các chính sách quản lý đặc thù liên quan tới gạo có thể là cần thiết. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành đã có nhiều quy định để đảm bảo an ninh quốc gia, quốc phòng và các lợi ích công cộng liên quan đến sản phẩm gạo. Cụ thể, việc cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu, các yêu cầu về dự trữ lưu thông… đã được quy định khá rõ trong Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Vì vậy, yêu cầu về điều kiện đối với các DN xuất khẩu gạo để đảm bảo cho lợi ích công cộng là chưa phù hợp.

Theo ý kiến của nhiều DN xuất khẩu gạo, các điều kiện kinh doanh hiện nay của hoạt động xuất khẩu gạo chủ yếu liên quan đến quy mô của DN như có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn lúa, một cơ sở xay xát lúa gạo với công suất tối thiểu 10 tấn lúa/giờ là chưa hợp lý. Những điều kiện này gây lãng phí trong đầu tư, khiến các DNNVV xây dựng được thương hiệu, có sản phẩm chất lượng cao gặp nhiều khó khăn khi phải xuất khẩu đường vòng qua đơn vị ủy thác

Ngọc Linh