Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Diễn biến dịch Covid-19 tới 6 giờ sáng 10/7: Thế giới có thêm 212.000 ca mắc, cảnh báo về những làn sóng dịch mới

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 212.000 trường hợp mắc Covid-19 và trên 5.000 ca tử vong. Tính tới 6 giờ sáng 10/7 (giờ Việt Nam), tổng số ca Covid-19 toàn cầu là trên 12,3 triệu, trong đó có trên 556.000 ca tử vong. Tình hình cho thấy nhiều nước đang xảy ra làn sóng dịch bệnh mới.

Ba nước đứng đầu thế giới về số ca mắc trong 24 giờ qua là Mỹ (trên 55.000 ca), Brazil (trên 39.000 ca) và Ấn Độ (25.803 ca). Các nước ghi nhận số ca mắc cao trong 24 giờ qua còn có Nam Phi (13.674 ca), Mexico (gần 7.000 ca) và Nga (6.509 ca).

Về số ca tử vong, Brazil là nước có nhiều người chết nhất trong 24 giờ qua với 1.129 người. Tiếp theo là Mỹ (818 người) và Mexico (782 người).

Tính tới 6 giờ sáng 10/7 (giờ Việt Nam), với trên 3,2 triệu ca mắc và trên 135.000 ca tử vong, Mỹ là quốc gia chịu tác động mạnh nhất bởi dịch bệnh này.

Số ca mắc Covid-19 đang tăng cao trở lại tại nhiều bang "điểm nóng" ở miền Nam, trong đó có Texas, Florida, Louisiana và Arizona, trong khi giảm mạnh tại những nơi từng là tâm dịch như bang New York và các bang vùng Đông Bắc.

Châu Âu: Bulgaria ngày 9/7 đã ghi nhận 330 ca mắc Covid-19. Đây là ngày có số ca nhiễm cao nhất tại nước này. Tính đến nay, tổng số ca mắc Covid-19 tại Bulgaria là 6.672ca, trong đó có 262 ca tử vong.

Trong khi đó, cùng ngày, Slovakia cũng thông báo ghi nhận 53 ca nhiễm, mức cao nhất trong một ngày kể từ ngày 22/4.

Tính đến nay, Slovakia ghi nhận tổng cộng 1.851 ca nhiễm, trong đó có 28 ca tử vong và 1.477 người đã bình phục.

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc (Ảnh: AFP/TTXVN)Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 9/7, chính quyền thủ đô Tokyo xác nhận 224 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở thành phố này. Đây là ngày có số ca nhiễm cao nhất ở Tokyo kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.    

Khoảng 80% số ca mới này là người ở độ tuổi 30 hoặc trẻ hơn. Tuy nhiên, người phát ngôn Chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết hiện chưa cần tái ban bố tình trạng khẩn cấp. Tính đến ngày 9/7, tổng số ca nhiễm ở Tokyo là 7.272 người, trong khi tổng số ca nhiễm ở Nhật Bản hiện là 19.522 người, trong đó có 977 ca tử vong.

Chính phủ Nhật Bản sẽ bắt đầu nới lỏng các hạn chế tổ chức sự kiện theo đúng kế hoạch từ ngày 10/7 để khôi phục hoạt động kinh tế xã hội đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Trong những ngày gần đây, số ca mắc mới Covid-19 tại Nhật Bản vẫn duy trì ở mức cao. Ngày 8/7, Nhật Bản ghi nhận 204 ca lây nhiễm nội địa và 3 ca nhập cảnh. Chính phủ Nhật Bản cho rằng hệ thống y tế nước này vẫn đang được đảm bảo, tình trạng lây nhiễm hiện tại chưa đến mức phải ban bố lại tình trạng khẩn cấp.

Ngày 9/7, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo Trung Quốc ghi nhận 9 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, tất cả đều là trường hợp nhập cảnh.

Theo NHC, trong số các ca nhập cảnh mới này có 3 ca ở tỉnh Liêu Ninh, 3 ca ở Thượng Hải, 2 ca ở tỉnh Quảng Đông và 1 ca ở tỉnh Tứ Xuyên. Như vậy, cho đến nay, Trung Quốc có tổng cộng 83.581 ca mắc COVID-19, trong đó 4.634 ca tử vong.

Ngày 9/7, số liệu thống kê của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho thấy với 50 ca nhiễm mới (trong đó 28 ca lây nhiễm trong cộng đồng), tổng số ca mắc Covid-19 ở Hàn Quốc đã tăng lên 13.293 ca.

Thêm 49 bệnh nhân được điều trị khỏi và xuất viện, nâng tổng số lên 12.019 người. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã có thêm 2 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca tử vong đến nay lên 287 người, chủ yếu là người cao tuổi và có bệnh nền từ trước.

Số ca nhiễm tiếp tục tăng mạnh tại Trung Đông . Palestine đã siết chặt các biện pháp phòng chống dịch trên toàn khu Bờ Tây sau khi ghi nhận thêm 2 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca tử vong tại đây lên 24 ca kể từ khi dịch bùng phát ngày 5/3.

Theo đó, một lệnh phong tỏa toàn diện đã được áp đặt ở khu Bờ Tây sau khi Chính quyền Palestine trước đó quyết định kéo dài lệnh phong tỏa thêm 5 ngày nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Trong 24 giờ qua có 475 ca nhiễm tại Bờ Tây, nâng tổng số ca nhiễm  tại đây lên 5.544 ca.

Tính tới 6 giờ sáng 10/7 (giờ Việt Nam), Palestine có 5.220 ca, trong đó 24 ca tử vong.

Tại Oman, tổng số ca nhiễm đã tăng lên 51.725 ca sau khi có thêm 1.518 ca nhiễm trong 24 giờ qua, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên 236 ca sau khi có thêm 3 ca.

Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng thông báo ghi nhận thêm 532 ca nhiễm và 1 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong ở nước này lên lần lượt 53.577 ca và 328 ca.            

Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Xúc tiến, kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng
Xúc tiến, kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến - kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) mở rộng nhằm tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý du lịch, thu hút đầu tư và xây dựng sản phẩm du lịch.

Thanh Hóa thực hiện liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
Thanh Hóa thực hiện liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe

Tính đến tháng 4/2024, tỉnh Thanh Hóa đã có 66.614 giấy khám sức khỏe được liên thông qua cổng thông tin tiếp nhận dữ liệu giám định BHYT để phục vụ việc cấp bằng lái xe thông qua dịch vụ công trực tuyến.