Sau phiên diễn biến tăng điểm trước, VN-Index đầu phiên giao dịch ngày 10/10 tạo khoảng trống tăng giá lên vùng giá 1.150 điểm với thanh khoản cải thiện, sau đó, áp lực bán gia tăng trong phiên chiều khi lượng cổ phiếu bắt đáy giá thấp ngày 06/10 về tài khoản, dẫn đến nhiều mã, nhóm mã chịu áp lực điều chỉnh giảm điểm. VN-Index điều chỉnh nhẹ trong phiên, kết phiên giao dịch ngày 10/10 vẫn duy trì tăng 6,33 điểm (0,56%) so với phiên trước lên mức 1.143,69 điểm.

Thanh khoản trên hai sàn đạt 17.164,17 tỷ đồng được giao dịch, tăng 12,29% so với phiên trước, dưới mức trung bình cho thấy thị trường đang cải thiện dần thanh khoản, nhiều mã, nhóm mã sau giai đoạn giảm giá mạnh vẫn đang luân phiên phục hồi.

Kết phiên giao dịch ngày 10/10 tăng 6,33 điểm (0,56%) so với phiên trước lên mức 1.143,69 điểm.
Kết phiên giao dịch ngày 10/10 tăng 6,33 điểm (0,56%) so với phiên trước lên mức 1.143,69 điểm.

Sang phiên sáng nay (11/10), chỉ số VN-Index giằng co nhẹ quanh tham chiếu, chứ chưa đủ sức để tiếp tục bứt lên, chinh phục ngưỡng cản 1.150 - 1.160 và tiếp nữa là vùng MA20 1.165 điểm. Thị trường không có nhóm nào đủ sức dẫn dắt mà có sự phân hóa rõ nét với biên độ dao động hẹp. Tuy nhiên, trên bảng điện tử vẫn có những điểm nhấn đáng chú ý.

Trong sáng, sự bất ngờ đến từ OGC khi cổ phiếu này tiếp tục tạo sóng với mức tăng kịch trần phiên thứ hai liên tiếp, lên 6.400 đồng, cũng là mức cao nhất hơn 03 tuần, với lượng dư mua trần tới hơn 1,1 triệu đơn vị, trong khi bên bán găm hàng, khiến thanh khoản chỉ hơn 0,6 triệu đơn vị. Nếu duy trì sắc tím hết phiên, thì đây là lần đầu tiên sau khoảng 10 tháng, OGC mới lại có 02 phiên tăng trần liên tiếp. Cổ phiếu này nổi sóng dù không có bất kỳ thông tin hỗ trợ chính thức nào được công bố. Thông tin mới nhất cũng đã cách đây hơn 1 tháng, đó là quyết định của HOSE về việc giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu này do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 30/0¹6/2023 là âm 2.662,12 tỷ đồng.

Ngoài OGC, sáng nay cũng có một số mã có sắc tím, trong đó có 3 mã bất động sản, xây dựng là QCG, TLD, HU1, nhưng chỉ TLD là tăng trần tương đối vững khi còn dư mua trần gần 0,9 triệu đơn vị.

Trong khi đó, PVD cũng có lúc chạm mức trần 28.000 đồng, dù mở cửa giảm nhẹ. Tuy nhiên, lực cung lớn khiến PVD không thể giữ được sắc tím, bù lại thanh khoản lại rất tốt với 9,5 triệu đơn vị được khớp, đứng đầu sàn HOSE.

Minh An(T/h)