THCL Đó là khuyến cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - Cơ quan của Liên Hiệp Quốc có vai trò thẩm quyền điều phối các vấn đề sức khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện toàn cầu.
Việc khuyến cáo mở rộng của điều trị ARV của WHO được hỗ trợ bởi những phát hiện gần đâytừ các thử nghiệm lâm sàng khẳng định rằng việc sử dụng sớm của thuốc ARVgiúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác.
WHO cũng khuyến cáo, những người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao cần được điều trị ARV dự phòng. Khuyến cáo mới này hướng dẫn việc kết hợp của các loại thuốc kháng virus để ngăn chặn việc lây nhiễm HIV, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), cho những người nam có quan hệ tình dục đồng giới. Dựa trên bằng chứng về tính hiệu quả và sự chấp nhận của PrEP trên nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới, WHO đã mở rộng khuyến cáo này để sử dụng PrEP cho các nhóm dân số khác có nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP nên được xem xét như là một lựa chọn dự phòng bổ sung trong gói dịch vụ toàn diện, bao gồm cả xét nghiệm HIV, tư vấn và hỗ trợ và tiếp cận với bao cao su và tiêm chích an toàn.
Dựa trên các khuyến nghị mới, theo ước tính số lượng người đủ điều kiện cho điều trị bằng ARV sẽ tăng từ 28 triệu cho tất cả 37 triệu người đang sống với HIV trên toàn cầu. Mở rộng tiếp cận điều trị là ở trung tâm của các mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 để hướng tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030. Những mục tiêu này bao gồm 90% nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút và 90% người được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp dưới ngưỡng ức chế.
Với những bằng chứng khoa học trong điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút (ARV) trong những năm gần đây, WHO liên tục đưa ra các khuyến cáo mới. Ngày 30/9/2015, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khuyến cáo mới về điều trị với thông điệp “Điều trị thuốc kháng vi rút cho tất cả người nhiễm HIV” vì thuốc ARV hiện nay ngoài tác dụng điều trị giảm nguy cơ tử vong cho người nhiễm HIV còn có tác dụng dự phòng cho những người có hành vi nguy cơ cao. Theo WHO, nếu các quốc gia trên thế giới áp dụng các khuyến cáo mới có thể giúp ngăn chính chặnhơn 21 triệu người chết và 28 triệu người nhiễm mới HIV vào năm 2030.
Theo ước tính của Chương trình phối hợp của Liên Hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), việc mở rộng điều trị bằng thuốc ARV cho tất cả những người nhiễm HIV và mở rộng dự phòng có thể giúp ngăn chặn 21 triệu người chết liên quan đến AIDS và 28 triệu người nhiễm mới HIV vào năm 2030.
Tại Việt Nam, tỷ lệ HIV kháng thuốc Việt Nam còn ở mức độ thấp, tỷ lệ duy trì điều trị và dự phòng HIV kháng thuốc đạt ở mức cao. Có sự xuất hiện các chủng HIV đa kháng, vì vậy cần tiếp tục duy trì các hoạt động Dự phòng và giám sát HIV kháng thuốc định kỳ. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong công tác dự phòng và giám sát HIV kháng thuốc: Kinh phí cho điều tra giám sát HIV kháng thuốc hầu hết do các tổ chức quốc tế tài trợ nên thiếu chủ động và bền vững. Công tác này đòi hỏi kinh phí lớn và kỹ thuật rất cao nên không dễ dàng thực hiện thường xuyên. Việc lấy mẫu, chiết tách, vận chuyển, bảo quản mẫu đòi hỏi nhiều công sức và kỹ thuật cao. Cơ sở vật chất cho việc lưu mẫu, chiết tách huyết tương còn thiếu tại nhiều tỉnh, thành phố, nguồn điện nhiều khi không ổn định ảnh hưởng chất lượng mẫu lưu.
G.Linh