Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự án “ma” và những cú lừa của giới "siêu cò": Bài 4: Mượn danh doanh nghiệp uy tín để rao bán “dự án ảo”

Thời gian gần đây, hiện tượng rao bán dự án “ma” ngày càng lan rộng, tăng nhanh về số lượng và hoạt động công khai. Tại các tỉnh, thành phố như TP. HCM, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận…, dự án “ma” xuất hiện nhan nhản. Thậm chí, lực lượng chức năng còn bị các đối tượng này chống đối bằng vũ lực. Điển hình như địa ốc Alibaba những ngày qua...

Bài 4: Mượn danh doanh nghiệp uy tín để rao bán “dự án ảo”

Biến tướng mới của thị trường bất động sản hiện nay là đang xuất hiện một số công ty, người môi giới tự do mượn danh của doanh nghiệp uy tín để đẩy khách hàng nhẹ dạ vào "bẫy" mua nhà đất đặc biệt là các dự án “ma”.

Mặc dù không có sự đồng ý của chủ đầu tư, nhưng một số công ty bất động sản và cá nhân môi giới, đã đăng tải và sử dụng các thông tin, hình ảnh, biểu tượng kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại của dự án bên cạnh, thậm chí cả tiện ích và cơ sở hạ tầng trên các trang thông tin điện tử, tờ rơi, các ấn phẩm quảng cáo và các phương tiện thông tin đại chúng khác để nhằm gây sự tò mò, chú ý của khách hàng, khi có khách tham quan sẽ chuyển sang chào bán các lô đất hoặc các dự án khác và đặt biệt đa phần là …dự án ma.

Thậm chí, chủ đầu tư một số dự án bất động sản còn thông tin sai lệch trên các trang web rằng, các dự án của mình là một phần của dự án lớn. Điều này gây không ít hiểu nhầm cho người mua, vì tin tưởng vào uy tín của thương hiệu lớn nên đã dễ dàng xuống tiền và sập bẫy.

Đi tìm dự án Lan Anh 1, Lan Anh 4 mở rộng

Điển hình trong thời gian qua tại khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, các dự án bất động sản của công ty Lan Anh có lẽ là nơi bị các đối tượng “siêu cò” lợi dụng tên tuổi để trục lợi nhiều nhất.

Dự án “ma” và những cú lừa của giới

Các bảng quảng cáo dự án Lan Anh mở rộng được treo và dựng 2 bên đường khu vực xã Hòa Long

Công ty Lan Anh (trụ sở tại đường Võ Văn Kiệt, ấp Tây, xã Hòa Long, TP Bà Rịa, tỉnh BR-VT) là một trong những doanh nghiệp lâu đời và có uy tín trong lĩnh vực bất động sản tại tỉnh BR-VT, kể từ khi thành lập vào năm 2006 đến nay công ty đã đầu tư nhiều dự án bất động sản hiệu quả, tạo được thương hiệu vững chắc với các dự án Lan Anh từ 1-7. Tuy nhiên cùng với đó là những rắc rối khi công ty thường xuyên bị các đối tượng môi giới lợi dụng thương hiệu lừa gạt khách hàng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín.

Liên lạc theo số điện thoại quảng cáo bán đất dự án Lan Anh 1 mở rộng được treo khắp các cột điện tại khu vực gần dự án Lan Anh 1 và Lan 4 hiện hữu tại TP Bà Rịa, chúng tôi được một môi giới gọi lại và hẹn gặp để giới thiệu dự án. Tuy nhiên khi gặp chúng tôi thì các môi giới này lại giới thiệu mình là nhân viên của công ty Bất động sản Tech Việt Nam (tòa nhà AHQ, số 32, đường D5, P25, quận Bình Thạnh, TP HCM) chào bán khu đất kế bên của dự án Lan Anh với tên gọi là Bà Rịa Garden chứ không phải Lan Anh 1 mở rộng như quảng cáo.

Dự án “ma” và những cú lừa của giới

 Hiện trạng của khu đất được quảng cáo là dự án Lanh Anh 1 mở rộng

Chia sẻ với chúng tôi, chị Nguyễn Nam Phương, TGĐ công ty Lan Anh rất bức xúc, chị cho biết việc làm này của các công ty và các cá nhân môi giới đã và đang gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của chị nói riêng và công ty Lan Anh nói chung. Chị rất mong ngoài báo chí, thì các cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc giúp tìm hiểu rõ và xử lý nghiêm các trường hợp như thế để không chỉ riêng công ty của chị mà còn bảo về lợi ích hợp pháp của các đơn vị khác làm ăn, kinh doanh chân chính.

Dự án “ma” và những cú lừa của giới

 Dự án Lan Anh 7 hiện được công ty Thành Đô giới thiệu và phân phối độc quyền

Chị Nam Phương cũng một lần nữa khẳng định hiện tại công ty Lan Anh không hề có dự án Lan Anh 1, Lan Anh 4 mở rộng. Các khách hàng và nhà đầu tư nên tỉnh táo tìm hiểu kỹ thông tin. Đến thời điểm này công ty chỉ đang phát triển và giới thiệu ra thị trường dự án Lan Anh 7, dự án này công ty Lan Anh ủy quyền cho công ty CP Địa ốc Thành Đô là đơn vị phân phối độc quyền.

Tech Việt Nam, Thacoland và dự án ma Bà Rịa Garden

Trở lại với câu chuyện dự án Bà Rịa Garden mà chúng tôi được các nhân viên môi giới của công ty Tech Việt Nam chào bán. Sau lần chúng tôi bày tỏ thắc mắc, các nhân viên này đã thừa nhận việc ăn theo các dự án của công ty Lan Anh để quảng cáo hòng thu hút khách hàng quan tâm. Khi khách lên xe từ Sài Gòn để đi xem dự án thì lúc này họ sẽ cho biết là dự án Lan Anh mở rộng đã hết và giới thiệu khách hàng qua tham quan Bà Rịa Garden hoặc các dự án khác mà công ty này đang phân phối.

Dự án “ma” và những cú lừa của giới

Chiếc “bánh vẽ” Bà Rịa Garden

Khi chúng tôi yêu cầu cho xem pháp lý của dự án Bà Rịa Garden thì các nhân viên môi giới của Tech Việt Nam rất dè chừng, và nói rằng, chúng tôi cứ chọn lô đất phù hợp rồi xuống cọc thì họ sẽ cung cấp sổ gốc và các giấy tờ pháp lý cần thiết. Tuy nhiên, để củng cố lòng tin của chúng tôi về sự hợp pháp của dự án, các nhân viên này đã cho chúng tôi xem 1 bản hợp đồng ủy quyền … mà từ đó sự thật về dự án ma này đã được sáng tỏ.

Theo đó cái gọi là dự án Bà Rịa Garden, thực chất chỉ là khu đất gồm các thửa đất 803,811 (1418,9m2); 772,786 (2777,9m2); 1861 (560,5m2); các thửa 787, 793, 802, 800, 801, 810 (2818,1m2) và thửa 2806 (3540,7m2) đều thuộc tờ bản đồ số 45 tại xã Hòa Long, TP Bà Rịa, tỉnh BR-VT. Các thửa đất này là sở hữu của bà Nguyễn Ngọc Giàu (thường trú tại khu phố Đông An, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) bà Giàu đã ký hợp đồng ủy quyền cho công ty CP Đầu tư kinh doanh bất động sản Đại Thành Công (ThacoLand) có trụ sở tại số 63/36 Đường số 9, khu phố 3, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh vào ngày 3/8/2019 để công ty này phân phối đất nền tại các thửa đất nêu trên và ký hợp đồng cũng như nhận cọc từ khách hàng.

Dự án “ma” và những cú lừa của giới

Nhân viên môi giới Tech Việt Nam đang đưa PV xem “hợp đồng ủy quyền” của bà Giàu cho ThacoLand

Như vậy, rõ ràng đây chỉ là các thửa đất tư nhân, đến nay (tháng 8/2019) vẫn còn chưa được tách thửa, vậy thì căn cứ đâu mà bà Nguyễn Ngọc Giàu lại có thể ủy quyền cho ThacoLand phân phối đất nền.

Vì sao ThacoLand lại vẽ khống ra dự án tên gọi Bà Rịa Gaden rồi móc nối với công ty môi giới Tech Việt Nam để bày ra  tiền cọc của khách hàng. Số phận của khách hàng đã xuống tiền tại dự án ma này sẽ đi về đâu. Câu chuyện này liệu UBND xã Hòa Long, UBND thành phố Bà Rịa đã biết chưa và có động thái xử lý ra sao? THCL sẽ tiếp tục làm rõ để gửi đến đọc giả trong những phóng sự tiếp theo.

Lê Vũ – Bảo Trần

Bài liên quan

Tin mới

Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo
Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo

Hôm nay 20/4, giá lúa gạo thị trường trong nước điều chỉnh tăng với một số loại lúa và gạo. Gạo xuất khẩu điều chỉnh tăng sau nhiều phiên đi ngang. Nhu cầu lúa IR 504 và lúa thơm khá.

Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây
Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây

Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC – MCK: HCM) tăng trưởng ở hầu hết các mảng kinh doanh so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, doanh thu từ môi giới chứng khoán đạt 215 tỷ đồng, doanh thu từ cho vay ký quỹ đạt 339 tỷ đồng,…

Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc
Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình kiểm tra hộ kinh doanh Đinh Công Sách, địa chỉ đường Thiên Quan, phố Nam Giang, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, tiến hành thu giữ, buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác
Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, thông tin gạo thơm ST24 và ST25 được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU là không chính xác.

Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024
Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024

Trong tháng 3/2024, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh 43,9% về lượng, tăng 55,3% về kim ngạch và tăng 7,9% về giá so với tháng 2/2024, đạt 174.582 tấn, tương đương 39,98 triệu USD.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng
Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng

Trong tháng 4/2024, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra 68 vụ việc, phát hiện 35 vụ vi phạm, đã xử lý 23 vụ vi phạm với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng.