Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ðề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 có gì mới?

Từ đề án được Chính phủ phê duyệt, Bộ Công Thương thực hiện sáng kiến “Thúc đẩy Kinh doanh có trách nhiệm trong Thương mại điện tử tại Việt Nam” nhằm khuyến khích hoạt động thương mại điện tử phát triển một cách lành mạnh, bền vững, đảm bảo tốt quyền lợi của người tiêu dùng.

Ảnh internet.
Ðề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 có gì mới?Ảnh internet.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 319/2023/QÐ-TTg phê duyệt đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025. Ðề án thể hiện sự quan tâm đặc biệt và quyết tâm của Chính phủ trong việc bảo đảm hoạt động thương mại điện được minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương thực hiện sáng kiến “Thúc đẩy Kinh doanh có trách nhiệm trong Thương mại điện tử tại Việt Nam” nhằm khuyến khích hoạt động thương mại điện tử phát triển một cách lành mạnh, bền vững, đảm bảo tốt quyền lợi của người tiêu dùng.

Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính có phương án kết nối chia sẻ dữ liệu giao dịch xuất nhập khẩu thông qua thương mại điện tử với Bộ Công Thương để kịp thời nắm bắt thông tin vềthương mại điện từ xuyên biên giới, đồng thời có phương án kịp thời điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quản lý hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) nói chung sau khi Nghị định quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua TMĐT được ban hành.

Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Ðề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 có gì mới? Ảnh internet.
Ðề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 có gì mới? Ảnh internet.

Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử trong nền kinh tế số dẫn đến sự ra đời của nhiều mô hình, phương thức kinh doanh mới ở nhiều khu vực và ngành nghề khác nhau đang đặt ra những thách thức không nhỏ về tính thích ứng của hành lang pháp lý. Có nhiều khó khăn khi đấu tranh với vi phạm trên môi trường mạng.

Thương mại điện tử là lĩnh vực có sự giao thoa của nhiều hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng như chức năng quản lý ngành của nhiều đơn vị quản lý nhà nước, bao gồm: hệ thống pháp luật làm nền tảng cho các giao dịch thương mại, các quy định về giao dịch điện tử nói chung, các quy định điều chỉnh giao dịch thương mại điện tử nói riêng, hay các quy định về quản lý thị trường, quản lý doanh nghiệp, quản lý thuế, quản lý hải quan, quản lý an toàn an ninh mạng...

Năm 2022, theo điều tra, khảo sát của Bộ Công Thương, doanh thu từ TMĐT bán lẻ tại Việt Nam ước tính cả năm tăng trưởng 20% so với năm 2021, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là trên 54,6 triệu người, giá trị mua sắm trực tuyến của một người đạt gần 270 USD/năm. Sáu tháng đầu năm 2023, doanh số thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 10,3 tỷ USD, tăng khoảng 25% so với cùng kỳ, chiếm 7,7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Do vậy, hệ thống pháp luật về thương mại điện tử không những phải theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử mà còn phải đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán, tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp và người dân ứng dụng thương mại điện tử hiệu quả, bền vững.

Xuân Hải (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Lần đầu tiên TP. Thủ Đức tổ chức hội chợ sản phẩm OCOP gần 200 gian hàng
Lần đầu tiên TP. Thủ Đức tổ chức hội chợ sản phẩm OCOP gần 200 gian hàng

Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần nhất năm 2024 sẽ chính thức khai mạc vào lúc 8h30' ngày 16/5 tại Nhà thiếu nhi thành phố Thủ Đức (TP. HCM).

Nghệ An long trọng tổ chức Lễ hội Làng Sen năm 2024
Nghệ An long trọng tổ chức Lễ hội Làng Sen năm 2024

Tối 11/5, tại sân vận động Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024.

Giá lúa gạo hôm nay 12/5: Biến động trái chiều
Giá lúa gạo hôm nay 12/5: Biến động trái chiều

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (12/5) thị trường trong nước không có biến động. Trong tuần qua, giá các loại lúa gạo tăng giảm trái chiều.

Ngày mai, khai mạc Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Ngày mai, khai mạc Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo dự kiến chương trình Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), phiên họp sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13 – 15/5, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI

Sự kiện có ý nghĩa là thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên, giúp các em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực.

Chính sách và nguồn lực nào cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao?
Chính sách và nguồn lực nào cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao?

Hội thảo "Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao" đề cập đến một vấn đề thời sự, rất quan trọng, nhằm cụ thể hóa và triển khai các chủ trương lớn của Đảng về phát triển văn hóa, thể thao.