Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

EU vẫn là thị trường chính của điện thoại 'Made in Vietnam'

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 6 đạt trị giá 3,65 tỷ USD, tăng 24,5% so với tháng trước đó.

Với mức tăng này, trị giá xuất khẩu nhóm hàng đạt 21,95 tỷ USD trong nửa đầu năm 2020, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2019.

 Ảnh minh hoạẢnh minh hoạ (Ảnh: internet)

EU vẫn là thị trường chính của điện thoại “Made in Vietnam”. Theo thống kê, trong nửa năm 2020, xuất khẩu mặt hàng điện thoại, linh kiện sang thị trường 28 nước EU đạt trị giá 4,92 tỷ USD, tăng 22,3%. Thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá gần 4 tỷ USD, tăng 5,2%. Đứng thứ 3 là Trung Quốc với 3,73 tỷ USD, tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Một nhóm hàng khác là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 6 cũng tăng trưởng. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng đạt 3,95 tỷ USD, tăng 16,2% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu trong 2 quý đầu năm 2020 đạt 19,47 tỷ USD tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Đối với nhóm hàng này, Trung Quốc là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 5,41 tỷ USD (tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước). Thị trường Hoa Kỳ đạt 4,38 tỷ USD (tăng 1,9 lần) và thị trường sang EU đạt 2,55 tỷ USD (tăng 5,8%)...

Trong khi nhiều ngành sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 thì lĩnh vực sản xuất điện tử vẫn tăng trưởng khá. Điều này thể hiện ở cả về chỉ số sản xuất công nghiệp lẫn kim ngạch xuất khẩu trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.

Cơ quan này cũng dự báo 6 tháng cuối năm, ngành sản xuất điện tử vẫn bị ảnh hưởng lớn do diễn biến dịch bệnh phức tạp có khả năng làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm điện tử tại các thị trường Mỹ và châu Âu.

Dù vậy, ngành sản xuất điện tử vẫn có triển vọng khi việc chuyển dịch đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam.

Hà Trần

Bài liên quan

Tin mới

Long An phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,5%
Long An phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,5%

UBND tỉnh Long An đã ban hành Kế hoạch thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu năm 2024.

Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng tiếp công dân định kỳ tháng 4/2024
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng tiếp công dân định kỳ tháng 4/2024

Ngày 23/4, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng chủ trì tiếp công dân định kỳ tháng 4/2024 theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Thanh tra thành phố, Sở Tài nguyên và Môi Trường, Sở Xây Dựng và UBND quận Hồng Bàng.

Cà Mau thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Cà Mau thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố Cà Mau về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu theo nội dung Công điện số 26/CĐ- TTg ngày 26/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Bế mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Bế mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chiều 23/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 32.

Lạng Sơn: Tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tham mưu của các cơ quan Đảng ở Trung ương và ở các tỉnh,
Lạng Sơn: Tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tham mưu của các cơ quan Đảng ở Trung ương và ở các tỉnh,

Ngày 23/4, tại thành phố Lạng Sơn, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tham mưu của các cơ quan Đảng ở Trung ương và ở các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương qua 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới".

ASEAN có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới
ASEAN có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới

Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.