Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giáo dục đại học sẽ có nhiều thay đổi trong năm 2019?

TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT - cho rằng Luật Giáo dục Đại học sửa đổi sẽ ảnh hưởng đến bức tranh giáo dục đại học năm 2019.

Cuối năm 2018, luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dụcĐại họcđược Quốc hội khóa XIV của kỳ họp thứ 6 thông qua với nhiều điểm mới.

Theo tổng kết của Bộ GD&ĐT, điều luật này nhằm thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học như: Xác định rõ hệ thống cơ sở giáo dục đại học; tạo sự bình đẳng giữa cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục; tạo cơ sở pháp lý rõ ràng về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học; trao thực quyền cho hội đồng trường để trở thành cơ quan quản trị hiệu quả phù hợp thông lệ quốc tế.

TS Lê Viết Khuyến cho rằng Luật Giáo dục Đại học nếu làm đúng, sẽ tác động lớn, tích cực đến bức tranh giáo dục đại học; nếu không sẽ có tác động ngược lại.

Giáo dục đại học sẽ có nhiều thay đổi trong năm 2019? - Hình 1TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT. Ảnh: Q.Q. 

Còn nhiều băn khoăn

Luật Giáo dục Đại học được thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/7, ông có nhận xét gì về những điều luật sửa đổi này?

Tôi kỳ vọng luật giáo dục sửa đổi sẽ đi xa hơn nữa khi có những thay đổi căn bản và giải quyết được những vướng mắc cho giáo dục Việt Nam.

Trên thế giới, hệ thống các trường cao đẳng nằm chung trong sự phát triển của giáo dục đại học. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cao đẳng và đại học lại là hai hệ thống riêng. Điều này tạo nên góc nhìn hình ảnh giáo dục Việt Nam không thật đẹp và mang tính chất phiến diện, dẫn đến hệ thống văn bằng lộn xộn.

Cụ thể, hệ thống văn bằng của Việt Nam chỉ ghi chung trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới, văn bằng ghi rất rõ cử nhân hoặc bằng chuyên gia (cho những ngành nghề đào tạo như bác sĩ, kỹ sư, luật sư).

Ở Việt Nam, một trường đào tạo 3 năm, trường khác đào tạo 6 năm, cả hai đều là hệ đại học. Điều này thể hiện rõ sự không công bằng. Ngoài ra, các trường đào tạo theo hướng hữu dụng hay nghiên cứu, bằng cấp cũng phải khác nhau. Luật Giáo dục Đại học không đề cập rõ điều này, gây rối về hệ thống văn bằng.

Ngoài ra, Luật Giáo dục Đại học 2012 và sửa đổi 2018 còn một số vấn đề khác chưa được nêu như vị trí các trường dân lập, vấn đề tăng học phí cần dựa vào năng lực đóng góp của người dân ra sao… Tôi kỳ vọng những vấn đề này sớm được đưa ra để mở lối đi cho giáo dục Việt Nam phát triển thuận lợi, tạo ra cơ chế tự chủ.

Chúng ta chấp nhận mục tiêu của Luật Giáo dục sửa đổi 2018 nhưng không phải vì thế mà hài lòng với lần sửa đổi lần này sẽ tạo ra sự “cứu cánh” cho nền giáo dục Việt Nam.

Có những tác động tích cực 

Vậy, những điểm được trong luật giáo dục lần này là gì, thưa ông?

So với luật giáo dục cũ, sửa đổi lần này khẳng định được quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học rõ hơn, gắn liền trách nhiệm của xã hội hơn khi giải quyết được các câu hỏi: Tự chủ là gì, trách nhiệm giải trình là gì? Đặc biệt, việc thành lập hội đồng trường sẽ giảm thiểu được các tầng lớp độc tài trong giáo dục.

Đầu năm 2019, ĐH Công nghiệp Hà Nội đã xử lý hàng loạt cá nhân liên quan sai phạm trong việc cấp chứng chỉ tiếng Anh đầu ra, trong đó người trực tiếp liên quan là trưởng khoa.

Năm 2018, dư luận xôn xao với câu chuyện thầy hiệu trưởng ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Phú Thọ dâm ô hàng loạt học sinh. Điều đáng nói giáo viên ở trường không ai dám lên tiếng vì ông hiệu trưởng này là người nắm quyền lực cao nhất.

Năm 2017, dư luận cũng lên án câu chuyện hiệu trưởng Tiểu học Nam Trung Yên ngồi trên ôtô đâm gãy chân học sinh nhưng bưng bít sự việc.

Những vụ việc trên cho thấy cơ chế hiện nay của giáo dục phổ thông nói riêng và giáo dục đại học nói chung cần có tổ chức có quyền lợi mạnh hơn hiệu trưởng là hội đồng trường.

Nghị quyết 16 Trung ương vừa qua khẳng định hội đồng trường là cơ quan cao nhất của nhà trường. Nhưng nếu không làm rõ bản chất chủ sở hữu của các trường, hội đồng trường sẽ rất lúng túng.

Hội đồng trường giám sát được hiệu trưởng cũng đóng góp vào quyết định, đường hướng cho sự phát triển của nhà trường. Đặc biệt, hội đồng trường cần có cả thành phần bên ngoài nhà trường. Họ không nhận lương, phụ cấp, không tham dự vào lợi ích của nhà trường để vô tư bênh vực cho người học.

Việc thành lập hội đồng trường phải rất cẩn thận, quyết định sự thành bại cho các trường đại học tự chủ. Luật Giáo dục cũng cần làm rõ hơn chức năng của hội đồng trường.

Việc tăng học phí trong Luật Giáo dục cũng cần làm rõ giới hạn, vì thế cần người đại diện cho xã hội đưa vào hội đồng trường.

Hội đồng trường muốn đi vào cuộc sống cần những văn bản dưới luật để thể hiện cụ thể hơn. Các trường cần hiểu sao cho đúng về tự chủ, bản thân phải phấn đấu để được trao tự chủ. Nếu các trường không hiểu rõ, khi ban hành luật giáo dục đại học, sẽ xảy ra tình trạng “muốn làm gì thì làm”, tạo nên tác hại ghê gớm.

Ông đánh giá Luật Giáo dục Đại học sửa đổi sẽ tác động lên bức tranh giáo dục đại học 2019 thế nào?

Khi đưa vào thực tế, nếu Luật Giáo dục Đại học làm đúng, sẽ tác động lớn, tích cực đến bức tranh giáo dục đại học; nếu không sẽ có tác động ngược lại.

Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam gồm trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học); đại học (tổ hợp các trường đại học; trường trực thuộc)... Trên thế giới, phần lớn đại học xếp vào đại học đẳng cấp quốc tế đều là đại học đa lĩnh vực. Tuy nhiên, đại học đa lĩnh vực của ta hiện nay chưa thể hiện được sức mạnh tổng hợp của mình như những đại học đa lĩnh vực đích thực.

Chúng ta không tạo ra đại học đa lĩnh vực mà chỉ là các liên hiệp trường đại học thì sẽ không phát huy sức mạnh tổng hợp của trường đại học.

Theo Zing

Bài liên quan

Tin mới

Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?
Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?

Việc sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài chỉ được thực hiện khi Việt Nam và nước ngoài ký kết thỏa thuận quốc tế cho phép người dân.

Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng
Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/4 Bắc Bộ đêm mưa dông, ngày nắng nóng. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt.

Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD
Brand Finance: Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, đạt 498,13 tỷ USD

Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.

Tiếp tục phát hiện một số tiệm bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh
Tiếp tục phát hiện một số tiệm bán vàng trang sức không rõ nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường kiểm tra một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng được bày bán kinh doanh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.

Giá heo hơi hôm nay 20/4: Toàn quốc đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 20/4: Toàn quốc đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay tăng 1.000 đồng/kg trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.

Xây dựng thương hiệu Supe Lâm Thao: Con Người là trung tâm
Xây dựng thương hiệu Supe Lâm Thao: Con Người là trung tâm

Ông Trần Đại Nghĩa - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Supe Lâm Thao) cho biết: Qua gần 62 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển, từ các thế hệ tiền nhiệm cho đến hiện tại đều nhất quán chọn yếu tố văn hóa truyền thống là Con Người cho chiến lược xây dựng thương hiệu của mình.