Trong những năm qua, chị em phụ nữ ở các cấp hội của huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các cuộc phát động, thực hiện nhiều phong trào, hoạt động ở địa phương, nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, tăng hộ giầu, giảm hộ nghèo, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình..luôn luôn nhiệt tình tham gia phong trào và hoạt động công tác Hội, phát triển kinh tế giỏi, xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con ngoan học giỏi đó là những lời ca ngợi của chị em phụ nữ giành cho chị Vàng Thị Cầu sinh năm 1973, hiện là Phó chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Đồng Văn, Hà Giang.
Chị Vàng Thị Cầu đang hướng dẫn các thành viên trong Hợp tác xã Lanh Trắng cách thêu, trang trí họa tiết sản phẩm
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cực bắc của Tổ quốc xã Phố Cáo huyện Đồng Văn, Hà Giang, từ khi còn nhỏ chị Cầu đã gặp vô vàn khó khăn trái ngang. Với nghị lực quyết tâm không bỏ học giữa chừng, cố gắng học tập để học hỏi thêm kiến thức vào bản thân và khẳng định bản thân không muốn cái nghèo đeo đuổi mãi. Ban đầu chị Cầu là một giáo viên Mầm non của một trường tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Sau đó đến năm 2011 chị được điều động tới công tác tại Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Đồng Văn.
Trải qua nhiều năm công tác trong Hội phụ nữ huyện chị Vàng Thị Cầu luôn nhiệt tình, tâm huyết với các phong trào hoạt động của tổ chức hội, luôn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế đặc biệt chị luôn tâm huyết phát triển sản xuất nghề thêu, dệt truyền thống của người H’Mong.
Nhiều năm qua trên địa bàn xã Sà Phìn huyện Đồng Văn, Hà Giang đã có rất nhiều hộ dân tự mạnh dạn đầu tư nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống. Tuy nhiên, do người dân nơi đây thiếu đầu tư trang bị kiến thức, kĩ thuật hầu hết các mặt hàng thêu, dệt của các hộ dân vẫn chưa được đa dạng, phong phú và vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nắm bắt được tình hình đó chị Cầu đã mạnh dạn vận động, tuyên truyền chị em tham gia các lớp tập huấn để nắm luật và hình thành, hoạt động Hợp tác xã. Sau nhiều năm đắn đo, học tập kinh nghiệm ở một số nơi, năm 2017 chị Cầu quyết định thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp ( hay còn gọi là HTX Lanh Trắng Sà Phìn). Ban đầu HTX với 15 thành viên, đến nay đã có trên 20 thành viên tham gia HTX, ngành nghề chính là chuyên sản xuất các sản phẩm thêu, dệt nhuộm vải lanh truyền thống.
Về công việc chị Cầu luôn năng nổ trong mọi cuộc vận động, phong trào
Từ khi thành lập, chị Vàng Thị Cầu và thành viên trong HTX luôn nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, cải tiến quy trình sản xuất, để tạo ra những loại vải lanh đẹp hơn, chất lượng hơn phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hiện đại.
Qua trao đổi, chị Cầu chia sẻ: “Các thành viên trong HTX chủ yếu là người dân tộc do vẫn thiếu kiến thức, hiểu biết về cách làm cũng như trang trí hoa văn trên từng mảnh vải. Để làm ra được các sản phẩm thổ cẩm từ cây lanh có màu sắc đẹp, đường nét tinh sảo và độ bền cao phải qua trên 40 công đoạn do đó tôi thường xuyên động viên chị em tham gia các lớp tập huấn để học hỏi nâng cao tay nghề và tôi giành một số buổi để trực tiếp dạy nghề cho các thành viên trong HTX”.
Các sản phẩm đã tiếp cận được với hơn 4.000 đoàn khách quốc tế và hơn gần 8.000 đoàn khách Việt Nam. Với đôi bàn tay tỉ mẩn và sự nhiệt tình của những người phụ nữ với ước mong có một sản phẩm tốt nhất bán ra thị trường, hiện nay sản phẩm lanh trắng của HTX hiện đang được trưng bày tại điểm tham quan Dinh thự Họ Vương, chị Cầu cho biết thêm.
Trải qua 2 năm lao động sản xuất đã có nhiều sản phẩm được xuất bán trong nước và ngoài nước. Đến nay HTX Lanh Trắng đã mang lại mức thu nhập ổn định cho các thành viên trong HTX với nguồn thu nhập từ 5 đến 6 triệu đồng/người/ tháng. Chị Vàng Thị Vá dân tộc H’Mong ở xã Phố Cáo huyện Đồng Văn có hoàn cảnh éo le, trước đó chị Vá lấy chồng và từng bị bạo lực gia đình chị Vá bị tàn tật ở chân, đi lại khó khăn cuộc sống ngày càng khó khăn đối với chị. Chị Vá thành viên trong HTX tâm sự: “với mực lương hiện nay đã cải thiện đời sống gia đình của tôi và các thành viên khác đã phần nào ổn định cuộc sống trở lại so với vài năm trước đây. Nhờ có sự mạnh dạn cũng như sự giúp đỡ tận tình của chị Cầu mà tôi cũng như các thành viên khác đã phần nào được hiểu biết, cũng như nâng cao tay nghề, và đặc biệt nhờ chị Cầu thì cuộc sống của tôi mới tươi sáng được như ngày hôm nay”.
Ngoài ra, với đặc thù và thế mạnh vùng Cao nguyên đá có cây bạc hà, loài cây mà ong mật ưa thích hút mật. Chị cùng với chồng chị đã mạnh dạn đầu tư nuôi ong, hiện nay gia đình chị đã nuôi được trên 70 tổ ong, mỗi năm đàn ong của gia đình chị quay lấy mật được 3 mùa. Thu nhập một năm từ kinh phí bán mật ong của gia đình chị là trên 200 triệu đồng.
Chị Vàng Thị Cầu giữ chức danh Phó chủ tịch Hội LHPN huyện Đồng Văn từ tháng 8 năm 2011. Sau khi nhận nhiệm vụ chị đã không ngừng học tập nâng cao trình độ năng lực, các kỹ năng như: kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng nghiệp vụ công tác Hội để có thể đáp ứng tốt yêu cầu mà nhiệm vụ mới đặt ra.
Chị Cầu tâm sự “Trước kia đang là giáo viên Mầm non thì tôi lại không muốn được điều chuyển đi đâu. Nhưng bắt đầu sang Hội phụ nữ của huyện thì sau một thời gian công tác tôi mới hiểu thấu được sự vất vả, khổ nhọc, cảnh bạo lực gia đình, lao động khổ sai của các chị em phụ nữ trên địa bàn huyện đang gánh chịu”.
Từ những nỗi vất vả của chị em phái yếu như vậy mà tôi lại công tác Hội tôi luôn tâm đắc, động viện bản thân phải tích cực xây dựng, phát động, thực hiện các cuộc vận động, phong trảo của Trung ương, của tỉnh và của huyện vận dụng vào đời sống hàng ngày góp phần nào giúp chị em phụ nữ đỡ vất vả, nghèo khổ”.
Không chỉ phát triển kinh tế giỏi, tận tình với chị em phụ nữ, người vợ đảm đang, người mẹ hiền. Hiện nay với cương vị là Phó chủ tịch Hội LHPN huyện trực tiếp đảm nhận các hoạt động phong trào của Hội như: “vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững, tham gia xây dựng nông thôn mới”; Cuộc vận động “Gia đình 5 không 3 sạch”; xây dựng người phụ nữ theo 4 chuẩn mực “Tự trọng - Tự tin - Trung hậu - Đảm đang” gắn với Học tập và làm theo tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh.
Điểm nhấn trong sự nghiệp của chị Cầu là trong năm 2018 với Đề án Phát triển các sản phẩm dệt thổ cẩm từ lanh tự nhiên của HTX Lanh Trắng đã đạt giải nhất trong tổng số 58 tỉnh thành tham gia cuộc thi ý tưởng phụ nữ khởi nghiệp do Trung ương hội LHPN Việt Nam tổ chức. Chính bản thân chị Cầu là người trực tiếp xây dựng ý tưởng, kế hoạch và ý tưởng đề án của chị là 1 trong 5 ý tưởng phụ nữ khởi nghiệp xuất sắc nhất cả nước được Trung ương hội LHPN Việt Nam hỗ trợ 100 triệu đồng đề biến ý tưởng thành hiện thực.
Với sự nỗ lực của mình, Chị Cầu đã được UBND tỉnh Hà Giang khen thưởng và tuyên dương vì có nhiều thành tích đóng góp trong các phong trào Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc tại địa phương. “Vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà”, chị Vàng Thị Cầu xứng đáng là người Phụ nữ của Hội.
Hoàng Cừ