Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội bước vào tháng cao điểm của dịch chân tay miệng

Mỗi năm, bệnh tay chân miệng có 2 chu kỳ đỉnh dịch vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10. Hiện, TP. Hà Nội bước vào đỉnh dịch tay chân miệng chu kỳ lần 1.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố tại 26 quận, huyện, thị xã. Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân, dẫn đầu là Ba Vì với 20 ca, tiếp đến là Sóc Sơn và Thanh Oai - mỗi nơi có 17 ca; Hà Đông có 15 ca; Mê Linh, Hoàng Mai - mỗi nơi có 14 ca; Chương Mỹ, Thanh Trì - mỗi nơi có 12 ca và quận Hai Bà Trưng có 11 ca.

Trong tuần cũng ghi nhận 8 ổ dịch tay chân miệng, trong đó Thanh Oai có 3 ổ dịch; 5 quận, huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng, mỗi nơi có 1 ổ dịch.

Bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh. Ảnh: Thu Trang
Bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh. Ảnh: Thu Trang

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 778 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2023), 18 ổ dịch tay chân miệng. Hiện 10 ổ dịch đang hoạt động tại các quận, huyện: Ba Vì, Thanh Oai, Phúc Thọ, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng.

Theo nhận định, của Sở Y tế Hà Nội, tháng 4 và 5 là cao điểm bệnh tay chân miệng nên trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận số ca mắc và ổ dịch. Các địa phương cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa y tế và nhà trường để phòng chống dịch, kịp thời phát hiện, điều trị ca mắc và xử lý ổ dịch nhanh chóng, hiệu quả.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội khuyến cáo, hiện bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vaccine phòng bệnh; vì vậy, quan trọng nhất vẫn là người dân chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cho trẻ.

TS.BS Đặng Thị Thúy, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, các dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ có đặc trưng giống như tên bệnh. Cụ thể, ngoài dấu hiệu sốt nhẹ thậm chí sốt thoáng qua khó nhận biết, dấu hiệu đặc trưng là các nốt ban. Ban của bệnh tay chân miệng là dạng ban phỏng nước, mọc ở lòng bàn tay, bàn chân, rải rác trên gối, mông; có các ban phỏng nước trên miệng.

Ở một số trường hợp không điển hình, có thể chỉ thấy ban ở lòng bàn tay, bàn chân và rải rác trên gối mông nhưng không có ban trong miệng; một số trường hợp lại có các nốt ban, loét trong miệng nhưng không xuất hiện ban ở lòng bàn tay, bàn chân.

Theo BS Đặng Thị Thúy, hầu hết trẻ bị tay chân miệng hồi phục dần sau 7-10 ngày, giống như các sốt virus khác, nhưng cũng có một tỉ lệ gặp các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp…

Hiện nay, Hà Nội bước vào đỉnh dịch tay chân miệng chu kỳ lần 1.
Hiện nay, Hà Nội bước vào đỉnh dịch tay chân miệng chu kỳ lần 1.

Đối với trẻ bị tay chân miệng ở mức độ nhẹ với biểu hiện chỉ có loét miệng và mọc ban trên da, trẻ có thể được điều trị và theo dõi trẻ tại nhà. Cha mẹ có thể chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng cách uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu hóa, không cho trẻ ngậm ti giả, không cho ăn, uống đồ có vị chua hoặc có gia vị; vệ sinh răng miệng và thân thể hàng ngày cho trẻ để tránh bội nhiễm.

Bác sĩ cũng lưu ý, trong quá trình chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng, cha mẹ cần theo dõi các dấu hiêu nặng cần cho trẻ nhập viện như: Trẻ sốt cao trên 39 độ C, nôn nhiều, giật mình, quấy khóc, bứt rứt, khó ngủ hay ngủ gà, lơ mơ; trẻ run chân tay, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng; da trẻ nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh... Các dấu hiệu biến chứng nặng về hô hấp như: Trẻ thở nhanh, thở bất thường, rút lõm ngực, khò khè hoặc ngưng thở.

Để phòng bệnh tay chân miệng, người dân cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh lây theo đường tiêu hóa như: Ngăn chặn nguồn lây, thực hiện vệ sinh sạch sẽ.

Cụ thể, các biện pháp cần thực hiện để phòng bệnh tay chân miệng như: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hoặc cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã…

Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống sôi; rửa sạch vật dụng ăn uống;  đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày;  không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; hạn chế cho trẻ dùng chung đồ chơi, vật dụng sinh hoạt, không mớm thức ăn cho trẻ trong khi đang có dịch; thường xuyên vệ sinh các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày, đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.  Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh;  sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi ở lớp trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Thiên Trường (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5

Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5 của các công ty chứng khoán.

[Ảnh] Du khách nườm nượp đổ về Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
[Ảnh] Du khách nườm nượp đổ về Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chỉ còn 2 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích tại Điện Biên đang đón lượng lớn du khách tới tham quan.

Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trung tâm Báo chí được thành lập góp phần bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, an ninh trật tự cho hoạt động của phóng viên trong nước và nước ngoài; tổ chức điều hành, hướng dẫn báo chí tác nghiệp tại Lễ kỷ niệm.

Việt Nam rất quan tâm dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia
Việt Nam rất quan tâm dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia

Ngày 5/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những phát biểu gần đây của phía Campuchia về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh:        

Phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024
Phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024

Ngày 5/5, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện TP. Hải Phòng phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện huyện Tiên Lãng tổ chức Lễ phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024 và ngày Hội hiến máu tình nguyện của cán bộ, nhân viên và thanh niên tình nguyện huyện.

Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng
Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Ngày 5/5, tại Nhà trưng bày triển lãm TP. Hải Phòng, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025).