Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội nói gì sau ‘lùm xùm’ về các dự án BT trên địa bàn?

Trao đổi với báo giới ngày 26/6, ông Phạm Quý Kiên Chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội cho rằng: "Chi phí cho bồi thường, giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn trong các dự án BT nên nếu chỉ thông tin về độ dài của tuyến đường để so sánh sẽ không phản ánh khách quan chi phí đầu tư"...

Hà Nội nói gì sau ‘lùm xùm’ về các dự án BT trên địa bàn? - Hình 1

Đại diện UBND thành phố các một số sở ngành trao đổi với báo chí về các dự án BT trên địa bàn

"Cả 5 dự án BT mà thành phố chuẩn bị cho triển khai đều là các dự án được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2009-2015, nhà đầu tư đã bố trí vốn để lập hồ sơ đề xuất dự án, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đã được UBND thành phố báo cáo các Bộ, ngành Trung ương xem xét và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thực hiện theo hình thức BT và cho phép thành phố chỉ định Nhà đầu tư đàm phán trực tiếp hợp đồng BT".

Thông tin được Chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội Phạm Quý Tiên đưa ra khi ông trao đổi với báo chí chiều 26/6 xung quanh việc báo chí phản ánh thông tin liên quan đến 5 dự án BT trên địa bàn vừa qua.

Theo người phát ngôn UBND thành phố, gần đây những thông tin về 5 dự án nói trên và quỹ đất đối ứng được UBND thành phố trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tại Hội nghị Hà Nội 2018 - Hợp tác đầu tư và phát triển là chưa chính xác, dẫn đến sự hiểu nhầm và ảnh hưởng đến tiến độ các dự án.

Bởi lẽ, theo Chánh văn phòng Phạm Quý Tiên, việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là các công trình giao thông là yêu cầu bức thiết của thành phố. Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư từ ngân sách còn khó khăn, việc đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) đã được Trung ương, thành phố quan tâm chỉ đạo, tập trung triển khai thực hiện từ nhiều năm qua.

Tại Hội nghị Hà Nội 2018 - Hợp tác đầu tư và phát triển, ngày 17/6/2018 vừa qua, UBND Thành phố đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi cho 5 dự án công trình giao thông để giảm ùn tắc giao thông thực hiện theo hình thức BT. 

Cụ thể là dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến Khu đô thị mới C2 - Gamuda Gardens, quận Hoàng Mai, có tổng mức đầu tư khoảng 900 tỷ đồng; giá trị công trình BT là trên 848 tỷ đồng; Dự án Xây dựng các tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị dân cư quận Hà Đông có tổng mức đầu tư khoảng trên 1.960 tỷ đồng; giá trị công trình BT là trên 1.637 tỷ đồng.

Dự án xây dựng tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên, đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường Vành đai 2,5 có tổng vốn đầu tư khoảng trên 1.620 tỷ đồng, giá trị công trình BT là gần 1.425 tỷ đồng. Dự án xây dựng tuyến đường từ đường Lê Trọng Tấn đến đường Vành đai 3, quận Thanh Xuân có tổng vốn đầu tư khoảng 1.412 tỷ đồng, giá trị công trình BT là 1.344 tỷ đồng...

Theo ông Phạm Quý Tiên, đây là các dự án được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2009-2015, Nhà đầu tư đã bố trí vốn để lập hồ sơ đề xuất dự án, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đã được UBND Thành phố báo cáo các Bộ, ngành Trung ương xem xét và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thực hiện theo hình thức BT và cho phép thành phố chỉ định nhà đầu tư đàm phán trực tiếp hợp đồng BT. 

Về trình tự triển khai thực hiện các dự án trên, UBND thành phố đã nghiêm túc thực hiện các thủ tục quy định tại Nghi định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ, gồm 6 bước theo quy định; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đảm báo công khai, minh bạch. UBND thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành xác định các tiêu chí đối với các Nhà đầu tư phải có năng lực tài chính, năng lực quản trị dự án, đã ứng vốn để lập hồ sơ đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi; phải cam kết bố trí vốn để xây dựng công trình BT trước khi được thành phố giao đất đối ứng với lãi suất thấp nhất và thời gian thi công công trình ngắn nhất. 

Về quỹ đất đối ứng, nhà đầu tư phải ứng toàn bộ vốn để lập quy hoạch chi tiết 1/500, thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy hoạch và dự án được duyệt, bàn giao cho thành phố để xác định giá trị quỹ đất thanh toán và chi phí đầu tư được khấu trừ vào tiền sử dụng đất theo quy định.

Chánh Văn phòng UBND thành phố Phạm Quý Tiên thông tin thêm, các dự án BT nêu trên đều là các công trình xây dựng đường giao thông, khối lượng kinh phí cho hạng mục bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị công trình BT (thấp nhất là 42%, có dự án cao tới 80%, chi phí xây lắp chỉ là 20%).

Chi phí xây lắp đảm bảo đúng định mức, đơn giá Nhà nước quy định, chiếm tỷ lệ thấp. Vì vậy, nếu chỉ nêu thông tin về độ dài của tuyến đường để so sánh sẽ không phản ánh được khách quan chi phí đầu tư của dự án BT.

Giá đất thanh toán sẽ được liên ngành thành phố xác định theo sát giá thị trường theo đúng quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính. Diện tích đất giao và giá trị đất thanh toán cho nhà đầu tư tương đương với giá trị công trình BT theo đúng nguyên tắc, quy định tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 của Chính phủ và Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 12/3/2018 của UBND Thành phố.

Đặc biệt, UBND thành phố đã chỉ đạo việc thanh toán, quyết toán công trình BT (bao gồm cả các dự án đối ứng) chỉ hoàn thành sau khi có kết quả kiểm toán các dự án theo quy định của pháp luật.

Đối với dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 (đoạn Ba La - Xuân Mai) theo hình thức BT được UBND Thành phố phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 2799/QĐ-UBND ngày 7/6/2018, dự án này sẽ được thành phố tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP, ngày 4/5/2018, của Chính phủ, chưa giao dự án cho nhà đầu tư.

Liên quan đến quỹ đất đối ứng và đơn giá đất, Phó giám đốc Sở Tài nguyên  Môi trường Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, hiện nay, diện tích đất nghiên cứu đối ứng cho 5 dự án trên chỉ xấp xỉ 270 ha (không phải 700 ha như một số báo nêu). Hơn nữa, đây mới chỉ là diện tích nghiên cứu chứ chưa giao cho các nhà đầu tư.

Về đơn giá đất, Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường cho biết thêm, việc xác định giá đất hết sức khách quan, đảm bảo công minh, chặt chẽ, được giám sát bởi nhiều cơ quan, nhiều cấp, không có chuyện giá đất xác định để đối ứng cho dự án BT lại thấp hơn các dự án thương mại khác.

Bảo Ngọc

Bài liên quan

Tin mới

Ninh Thuận: Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành công tốt đẹp
Ninh Thuận: Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành công tốt đẹp

Sáng 28/4/2024, tại KS. Long Thuận thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024
Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 380/QĐ-QLTTNA về việc triển khai Kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kế hoạch kiểm tra sẽ được triển khai từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024
Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024

Ngày 29/4, thông tin từ Hội Vật lý Việt Nam cho biết: Tham dự Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic (NBPhO) năm 2024, cả 5 học sinh Việt Nam đều xuất sắc đoạt giải, trong đó có 1 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng và 2 giải Khuyến khích.

Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh
Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định vừa phối hợp Trung tâm Anh ngữ Ocean Edu tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ, chia sẻ kỹ năng, phương pháp học tiếng Anh cho học sinh.

Cả nước có hơn 81.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm
Cả nước có hơn 81.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm

Trong tháng Tư, cả nước có hơn 15.000 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, tăng 8,4% so với tháng trước. Như vậy, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cả nước có hơn 81.000 DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024 đều tăng so với cùng kỳ
CPI tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024 đều tăng so với cùng kỳ

Sáng nay, 29/4, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng Tư và bốn tháng đầu năm 2024. CPI bốn tháng năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước.