Hà Nội: Ùn tắc tại cổng Bệnh viên nhi Trung Ương, phải chăng có sự tiếp tay, chống lưng? - Hình 1

Cổng Bệnh viện nhi Trung Ương bao năm nay luôn trong tình trạng ùn tắc.

Đều đặn phải đóng tiền triệu mỗi tháng, mới được bán hàng.

Ghi nhận của PV tại hiện trường cho thấy, dọc con đường dẫn vào cổng chính Bệnh viện Nhi Trung ương (ngõ 879 Đê La Thành) có hàng chục quán trà đá, hàng cơm hay đồ ăn nhanh... được bày bán la liệt. Điểm chung duy nhất của những hàng quán này là đều tận dụng tối đa vỉa hè để làm nơi buôn bán. Tại cổng sau của bệnh viện (ngõ 80 Chùa Láng) cũng diễn ra trong tình trạng tương tự.

Hà Nội: Ùn tắc tại cổng Bệnh viên nhi Trung Ương, phải chăng có sự tiếp tay, chống lưng? - Hình 2

Cổng Bệnh viện nhi Trung Ương ngày nào cũng trong tình trạng ùn tắc.

Cụ thể, các hàng ăn uống và bán hàng rong xếp tràn lan ở hai bên, gây khó khăn cho các phương tiện khi di chuyển. Nhiều chủ hàng ăn còn chiếm dụng toàn bộ vỉa hè, tiến hành cơi nới,  nâng cao phần vỉa hè để bày hàng, còn nhân viên thì ra tận lòng đường mời chào, chèo kéo khách qua lại, rồi cũng thản nhiên xếp phương tiện cá nhân của khách trên vỉa hè.

Hà Nội: Ùn tắc tại cổng Bệnh viên nhi Trung Ương, phải chăng có sự tiếp tay, chống lưng? - Hình 3

Các cửa hàng tạp hóa lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán tại cổng Bệnh viện.

Bằng mắt thường có thể quan sát thấy nguyên liệu để pha chế, chế biến đồ ăn thức uống tại đây được đựng trong những chai lọ cũ bẩn, nhem nhuốc. Các loại rác thải như mẩu thuốc lá,  vỏ bánh kẹo vứt tràn lan trên cả vỉa hè và lòng đường. Điều này không chỉ tạo nên khung cảnh nhếch nhác mà còn khiến người đi bộ phải đi tràn xuống cả lòng đường vừa nguy hiểm, vừa làm tăng thêm tình trạng ùn tắc.

Hà Nội: Ùn tắc tại cổng Bệnh viên nhi Trung Ương, phải chăng có sự tiếp tay, chống lưng? - Hình 4

Hàng hóa được bày bán tràn lan khắp hai lối đường vào cổng Bệnh viện.

Trong vai người nhà bệnh nhân, tiếp cận một chủ cửa hàng bán đồ ăn nhanh trên khu vực vỉa hè sát cổng bệnh viện, người này cho biết đã bán hàng ở đây nhiều năm và ngày nào cũng chứng kiến cảnh ùn tắc. Khi được hỏi về hành vi lấn chiếm vỉa hè của gia đình mình để bán hàng, người này thản nhiên cho biết: "Đây là khu vực do Phường quản lý, mỗi tháng phải đóng 1 triệu,  ở đây hàng nào cũng vậy". Vậy đóng tiền rồi thì có bị các lực lượng chức năng xử lý không?  "Có chứ, nhưng họ chỉ nhắc lấy lệ" - Người này cho biết thêm.

Hà Nội: Ùn tắc tại cổng Bệnh viên nhi Trung Ương, phải chăng có sự tiếp tay, chống lưng? - Hình 1

Cổng Bệnh viện nhi Trung Ương ngày nào cũng trong tình trạng ùn tắc.

Chủ sạp hàng bán trà đá khác cũng thẳng thắn: "Muốn bán được ở đây thì cũng phải "mất" chứ, có "mất" thì mới bán được." Người bán hàng bên cạnh còn thông tin rằng: "Cơ quan chức năng thi thoảng họ mới đi kiểm tra,  kiểm tra xong rồi mình nộp phạt là họ lại thôi chứ có gì đâu".

Để kiểm chứng thông tin mà những người bán hàng cung cấp, sau nhiều ngày quan sát nhóm PV báo Thương hiệu và Công luận khá bất ngờ khi thấy việc nhắc nhở, dẹp bỏ các hàng quán lấn chiếm vỉa hè của các lực lượng chức năng chỉ mang tính chất đối phó với dư luận. Thậm chí,  ngay cả khi có mặt lực lượng chức năng những người bán hàng vẫn thản nhiên bày bán,  chào mời khách hàng như bình thường. Sự việc trên khiến chúng tôi đặt câu hỏi: Phải chăng có sự bảo kê, tiếp tay nên mới xẩy ra tình trạng lộn xộn?.

Hà Nội: Ùn tắc tại cổng Bệnh viên nhi Trung Ương, phải chăng có sự tiếp tay, chống lưng? - Hình 6

Các cửa hàng tạp hóa lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán tại cổng Bệnh viện.

"Không phải ai muốn là cũng có thể bán ở đây!"

Việc bán hàng trên vỉa hè là lấn chiếm đường, phạm luật, những người bán hàng ở đây có thể vô tư mua bán ngay cả khi có mặt của các lực lượng chức năng, thế nhưng không phải ai cũng có thể ngồi bán được.

Thấy việc bán nước khá nhàn, chỉ việc ngồi một chỗ lại có nguồn thu nhập ổn định nên chúng tôi bày tỏ ý định muốn bán hàng tại khu vực này. Nười phụ nữ trung tuổi, có thâm niên nhiều năm trong việc bán trà đá tại cổng sau bệnh viện nhi khẳng định: "Ở đây ai có "nốt" của người ấy, người lạ bán sao được, không làm luật thì sứt đầu, mẻ trán là thường".

Hà Nội: Ùn tắc tại cổng Bệnh viên nhi Trung Ương, phải chăng có sự tiếp tay, chống lưng? - Hình 7

Các xe taxi dù của các hãng dừng đổ đón khách, bắt khách tại cổng viện.

"Hiền lành thì sao bán được ở đây, vào mà không xin phép đều phải dọn dẹp đồ nghề đi ngay chứ đứng bán sao nổi một ngày". - Một người bán trà đá khác nói chen vào. Thế nhưng khi được hỏi vậy phải xin phép ai mới được bán, thì người phụ nữ này lại quay sang mời chào khách vào uống nước.

Tiếp tục dò hỏi người phụ nữ trung niên khi nãy, người này nhìn chúng tôi bằng ánh mắt dò xét và đáp lại: "Không phải muốn là được".

Hà Nội: Ùn tắc tại cổng Bệnh viên nhi Trung Ương, phải chăng có sự tiếp tay, chống lưng? - Hình 8

Các xe taxi dù ngang nhiên dừng đổ khắp cổng viện.

Khi thấy sự có mặt của PV, người đàn ông là người nhà của bệnh nhân không ngần ngại bày tỏ một cách thẳng thắn: "Đến giờ này báo chí mới biết đến 2 từ " bảo kê" hay sao, bảo kê ở khắp nơi, những kẻ ăn không ngồi rồi sống trên mồ hôi của người khác, không cho nó ăn thì nó kiếm chuyện phá hoại, nếu chính quyền địa phương làm việc công tâm, nghiêm khắc thì làm sao có bảo kê".

Hà Nội: Ùn tắc tại cổng Bệnh viên nhi Trung Ương, phải chăng có sự tiếp tay, chống lưng? - Hình 9

Các xe taxi dù ngang nhiên dừng đổ khắp cổng viện.

Việc lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán tại các tuyến đường vào Bệnh viện Nhi Trung ương rõ ràng là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới việc tham gia giao thông, gây tâm lý bất an cho người nhà bệnh nhân, đặc biệt là ảnh hưởng tới quyền lợi của các bệnh nhi mỗi lần tới thăm khám bệnh. Đề nghị các sở, ban, ngành liên quan sớm vào cuộc, xử lý dứt điểm để tạo ra  đường thông, hè thoáng cho người nhà bệnh nhân khi đưa con em hoặc người thân đi cấp cứu và điều trị tại Bệnh Viện.

Mộc Miên.