Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hải Phòng: Cửa hàng Phụ kiện Yến Phương bị phản ánh bán hàng không rõ nguồn gốc

Cửa hàng Phụ kiện Yến Phương (sau đây gọi tắt là Yến Phương) có địa chỉ tại Cẩm La, xã Thanh Sơn, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng. Yến Phương được nhiều người tiêu dùng biết đến bởi sự đa dạng về hàng hóa, mẫu mã sản phẩm và phụ kiện, đáp ứng nhu cầu về mua sắm, làm đẹp... Tuy nhiên, người tiêu dùng phản ánh tại đây xuất hiện nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nghi ngờ hàng giả nhãn hiệu, vi phạm Luật sở hữu trí tuệ.

Một góc hàng hóa tại cửa hàng Yến Phương, Cẩm La, Thanh Sơn, Kiến Thụy, Hải Phòng
Một góc hàng hóa tại cửa hàng Yến Phương, Cẩm La, Thanh Sơn, Kiến Thụy, Hải Phòng (Ảnh: Kim Huệ)

Nằm ngay mặt đường trung tâm huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng, cửa hàng Yến Phương có lợi thế đắc địa về vị trí nên có lượng khách hàng mua sắm khá đông. Người tiêu dùng lui tới nhiều tại Yến Phương cũng bởi sự đa dạng các mặt hàng của điểm kinh doanh này. Với không gian kinh doanh khá rộng so với mặt bằng các gian hàng của khu vực, Yến Phương có hàng ngàn mặt hàng khác nhau về quần áo thời trang, trang sức, mỹ phẩm, đồ dùng học sinh, phụ kiện... phù hợp nhiều lứa tuổi.

Thế nhưng, thời gian gần đây, Yến Phương bị người tiêu dùng phản ánh xuất hiện nhiều mặt hàng có 100% nhãn gốc chữ nước ngoài không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, quần áo, phụ kiện thời trang, đồng hồ,... mang nhãn hiệu của các anh lớn “Adidas, Gucci, Chanel, Dior...” bán với giá rất rẻ, chỉ từ vài chục ngàn đồng cho đến 200 - 300 ngàn một sản phẩm, khiến người tiêu dùng ghi ngờ đây là hàng làm giả, làm nhái và hàng tiêu dùng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Mục sở thị điểm kinh doanh Yến Phương, phóng viên Thương hiệu và Công luận (THCL) thấy đúng như phản ánh.

Mặt hàng bạc trang sức tại Yến Phương
Mặt hàng bạc trang sức tại Yến Phương (Ảnh: Kim Huệ)

Bước chân vào cửa hàng Yến Phương ta có thể cảm thấy một không gian sáng sủa, khu vực hàng hóa được bày trí khoa học, đẹp mắt. Từ cửa vào, khách hàng sẽ thấy ngay các kệ để trang sức, mỹ ký, đồng hồ, kính... với vô số các mẫu mã thu hút được ánh nhìn của người thăm quan, mua sắm. Các sản phẩm bạc trang sức hay đồng hồ có giá thành cũng rất “phải chăng”, chỉ khoảng 100 nghìn đồng đến gần 300 nghìn đồng. Chiếc đồng hồ mang nhãn hiệu Dior cũng chỉ có giá hơn 200 ngàn đồng, thật lạ...

Đồng hồ mang thương hiệu giá rẻ và hàng không rõ nguồn gốc
Đồng hồ thương hiệu giá rẻ và hàng không rõ nguồn gốc (Ảnh: Kim Huệ)

Ngoài ra, các sản phẩm trang sức được cho là kim loại bạc cũng không có ghi thông tin gì kèm theo về tuổi bạc, trọng lượng, đơn vị gia công, đơn vị cung cấp ngoài ghi giá tiền. Điều này cũng khiến cho người tiêu dùng không khỏi băn khoăn về chất lượng bạc trang sức tại Yến Phương, bởi trên thị trường, đã có không ít người mua phải hàng bạc non tuổi, bạc pha tạp chất hoặc mỹ ký được si sáng cho giống kim loại bạc bán với giá cao gấp nhiều lần, ảnh hưởng đến kinh tế và quyền lợi người tiêu dùng.

Một góc hàng hóa khác trong cửa hàng Yến Phương
Một góc hàng hóa khác trong cửa hàng Yến Phương (Ảnh: Kim Huệ)

Đi sâu vào bên trong cửa hàng Yến Phương, khách hàng có thể thỏa sức nhìn ngắm và lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu gia đình, như: kính mắt, quạt mini, kéo bấm móng tay, kẹp tóc, tranh ảnh, đồ trang trí, đồ chơi trẻ em, đồ dùng học sinh... có thể nói đây là không gian mua sắm lý tưởng của độ tuổi “teen” vì đồ dùng đa dạng và sặc sỡ màu sắc. Tuy nhiên, các sản phẩm kể trên đến từ đâu, đơn vị nào sản xuất và phân phối, chất liệu, công dụng, cách sử dụng... như thế nào thì có lẽ người tiêu dùng chỉ có thể dựa vào suy đoán, thói quen nhìn nhận đồ dùng để mua. Bởi lẽ, ngoài một số ít mặt hàng có sơ sài vài chữ tiếng Việt, thì còn lại rất nhiều sản phẩm trắng thông tin hay chỉ có nhãn 100% tiếng nước ngoài mà không có nhãn phụ tiếng Việt chú thích kèm theo.

Khu vực bán phụ kiện, mỹ phẩm, quần áo của Yến Phương
Khu vực bán phụ kiện, mỹ phẩm, quần áo của Yến Phương (Ảnh: Kim Huệ)

Cùng chung một đặc điểm như vậy, rất nhiều loại mỹ phẩm như: mặt nạ, kem chống nắng, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, kem ủ tóc và nhiều sản phẩm mà người tiêu dùng không biết đó là gì khi nhãn bao bì 100% chữ nước ngoài được bày bán trên kệ hàng khu vực hóa – mỹ phẩm của Yến Phương.

Hàng có 100% nhãn chữ nước ngoài tại Yến Phương
Hàng có 100% nhãn chữ nước ngoài tại Yến Phương (Ảnh: Kim Huệ)

Không chỉ có vậy, tại Yến Phương còn xuất hiện nhiều mẫu túi xách, mũ, áo, quần mang thương hiệu Gucci, Dior, Adidas, Chanel, ZaRa, Louis Vuition với giá chỉ từ 45 nghìn đồng đến vài trăm nghìn đồng.

Hàng mang thương hiệu Adidas, Chanel, Dior tại Yến Phương chỉ có giá vài chục nghìn đồng
Hàng mang thương hiệu Adidas, Chanel, Dior tại Yến Phương chỉ có giá vài chục nghìn đến hơn trăm nghìn đồng (Ảnh: Kim Huệ)
Khu vực bán quần áo tại Yến Phương
Khu vực bán quần áo tại Yến Phương (Ảnh: Kim Huệ)

Bên cạnh đó, tại Yến Phương còn có sản phẩm mới nhìn qua thì nghĩ đó là hàng của Gucci, Chanel, Balenciaga nhưng thực ra lại được in na ná như: Gucoi, Channell, Balnciaege.

Được biết, cửa hàng Yến Phương đã kinh doanh được một thời gian khá dài, và hiện tại cửa hàng cũng không xuất được hóa đơn giá trị gia tăng cho người tiêu dùng. Để thông tin khách quan đến bạn đọc cũng như trả lời người tiêu dùng, phóng viên của Thương hiệu và Công luận đã liên lạc với chủ của hàng Yến Phương, nhằm tìm nhằm về nguồn gốc hàng hóa nhưng bị chủ cửa hàng từ chối trả lời.

Nghị định số 111/2021/N Đ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 43/2017/N Đ-CP  về nhãn hàng hóa. Khoản 5, Điều 1 sửa đổi, bổ sung điều 10 nghị định 43/2017/ N Đ-CP về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa với 2 mục:

Mục 1 là đối với nhãn hàng các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung bằng tiếng Việt như: Tên hàng hóa; tên địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa (khoản3, điều 15 nghị định này). Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo nghị định này và quy định pháp luật liên quan. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi đủ 03 mục đầu tiên trên bao bì, thân vỏ sản phẩm còn các nội dung bắt buộc khác sẽ được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Mục 2 quy định nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt Nam khi làm thủ tục thông quan: Tên hàng hóa; xuất xứ hàng hóa, trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 nghị định này; tên hoặc viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài, trường hợp nhãn gốc chưa thể hiện đẩy đủ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm ở nước ngoài thì phải ghi trong tài kiệu kèm theo hàng hóa.

Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị trường Việt Nam.

Nghị định số 98/2020/N Đ-CP và khoản 7 Điều 3 nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 31/01/2022 quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể phạt tiền lên đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm, giá trị hàng hóa vi phạm đối với tố chức, cá nhân kinh doanh.

Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm tại Điều này, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề để kinh doanh từ 01 đến 03 tháng. Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này. Buộc nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm quy định tại Điều này. Đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thì mức phạt tại các nghị định sẽ tăng gấp đôi.

Với thực trạng việc cửa hàng Yến Phương tại Cẩm La, xã Thanh Sơn, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng kinh doanh nhiều mặt hàng có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; hàng trang sức không biết rõ trọng lượng, chất lượng; hàng nhái thương hiệu, hàng có dấu hiệu làm giả, hàng kém chất lượng như phán ánh, THCL đề nghị Cục Quản lý thị trường Hải Phòng, các đơn vị chức năng liên quan vào cuộc, kiểm tra, xác minh làm rõ để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng. 

Kim Huệ

Bài liên quan

Tin mới

Tái cơ cấu ngành công thương để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
Tái cơ cấu ngành công thương để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế

Sở Công Thương Thanh Hóa vừa ban hành “Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành công thương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh.

Đề xuất đầu tư trên 250.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa
Đề xuất đầu tư trên 250.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa

Hồ sơ về chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. Trong đó, Chính phủ đề xuất đầu tư trên 250.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa.

T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên

Tập đoàn T&T Group đã trao ủng hộ tỉnh Điện Biên 5 tỷ đồng (tương ứng với 100 căn nhà), góp phần không nhỏ vào thành công chung của Đề án làm 5.000 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương cũng như từng bước hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát, không an toàn trên địa bàn tỉnh.

Viconship bán ra hơn 5,2 triệu cổ phiếu Vận tải và Xếp dỡ Hải An
Viconship bán ra hơn 5,2 triệu cổ phiếu Vận tải và Xếp dỡ Hải An

Công ty cổ phần Container Việt Nam (Viconship, mã VSC – sàn HOSE) đã thực hiện bán ra và giảm sở hữu xuống dưới 5% vốn tại CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã HAH - sàn HOSE).

Bình Dương: Viện thẩm mỹ Diva nhiều lần bị xử phạt vì sai phạm
Bình Dương: Viện thẩm mỹ Diva nhiều lần bị xử phạt vì sai phạm

Là phòng khám chuyên khoa về da liễu nhưng Viện thẩm mỹ Diva chi nhánh Bình Dương vẫn thực hiện các dịch vụ không được cấp phép. Vì có dấu hiệu thực hiện các dịch vụ vượt quá chuyên môn được cấp phép, đơn vị này nhiều lần bị Sở Y tế tỉnh Bình Dương xử phạt, nhắc nhở.

Hà Nội: Đường Láng sẽ mở rộng gấp đôi hiện tại?
Hà Nội: Đường Láng sẽ mở rộng gấp đôi hiện tại?

Liên quan đến thông tin mở rộng tuyến đường Láng đoạn từ Ngã Tư Sở - Cầu Giấy những ngày gần đây, theo Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP. Hà Nội, đơn vị đang nghiên cứu lập đề xuất chủ trương đầu tư (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) và các thông tin hiện nay mới chỉ là nghiên cứu sơ bộ ban đầu.