"Ủ hàng" và khám bệnh trái phép
Về những cửa hàng bán hàng giả, hàng nhái, hàng không nguồn gốc, xuất xứ, hàng ngoại lậu, ông Nguyễn Bá Lộc, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Hải Phòng thản nhiên nói với PV Thương hiệu và Công luận rằng, đó là hàng được các tiểu thương ủ từ trước, hàng còn lại trước đó do dịch bệnh bán chưa hết. Hàng có hàng hóa nhập ngoại thì do "sinh ngoại", phải có chữa ngoại thì mới bán được hàng... Tóm lại, theo cách nói của ông Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Hải Phòng thì ai cũng hiểu rằng, cơ quan Quản lý thị trường đã làm đúng và hết trách nhiệm, còn chuyện hàng hóa nhiều không, nhập lậu vẫn bán được là do người tiêu dùng Hải Phòng không thông thái...
Khi PV "mục sở thị" hết mặt hàng này, đến cửa hàng khác và cả chợ dân sinh như Cát Bi, chợ Đổ... cũng thấy la liệt hàng không nguồn gốc, xuất xứ, hàng nhái, lậu, trốn thuế, không nhãn phụ..thì mới thấy, ông Lộc rất bám sát thị trường và "nắm" được tâm lý người tiêu dùng Hải Phòng đến mức người tiêu dùng Hải Phòng từ thông thái trở thành bình thường, đến chủ cửa hàng bán hàng cấm, hàng tự chế còn "tuyên bố" "Phó Chủ tịch thành phố cũng uống" thì mới biết, ông Lộc "tay to" cỡ nào?
Trước đó, ngày 05/01/2022, Thương hiệu và Công luận đã đăng tải bài viết: “Bí ẩn chú quán bán thuốc tự chế, bán hàng cấm tại Hải Phòng “nổ” là Phó Chủ tịch thành phố cũng uống”. Theo đó, tại số 15 Thiên Lôi là địa điểm kinh doanh đặc sản núi rằng Tây Bắc mang tên Đức Hưng Đường.
Ngoài các đặc sản Tây Bắc, Đức Hưng Đường còn bấn cao động vật, cao thực vật, đồ ngâm rượu hỗ trợ tăng cường sinh lý, thảo mộc đặc trị bệnh trĩ – dạ dày,…theo biển quảng cáo. Tại đây, chủ quán còn bắt mạch, khám bệnh cho người đến mua thuốc tự chế.
Còn tại zalo các nhân của Đức Hưng Đường thì tự quảng cáo về khả năng bắt mạch chữa bệnh, công dụng thần kỳ của các loại “thuốc” tự chế không được cơ quan nào kiểm định, rao bán một số mặt hàng cấm như: tay gấu, móng gấu, cao ngụa bạch,… "Mục sở thị" nhóm PV còn phát hiện tại đây còn bán cả các sản phẩm là thực phẩm chức năng 100% chữ nước ngoài nhưng không có nhãn phụ, giá niêm yết.
Sau khi Thương hiệu và Công luận thông tin thì ngay trong chiều ngày 05/01/2022 cơ quan chức năng (gồm nhiều thành phần, trong đó có cả quản lý thị trường) tại TP. Hải Phòng đã có mặt tại Đức Hưng Đường số 15 Thiên Lôi tiến hành kiểm tra đột xuất với cơ sở kinh doanh trên.
Cùng ngày, chủ quán Đức Hưng Đường đã tích cực “truy vết” những người có liên quan, phóng viên thực hiện bài viết nhằm mục đích đe dọa người cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí.
Theo Điều 8, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ ngày 01/07/2011: Người tiêu dùng được bảo đảm an toàn tính mạng sức khỏe, tài sản, lợi ích hợp pháp; được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện khi mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái. Điều 6, Luật Khiếu nại quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong đó "nghiêm cấm cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại".
Bằng bài viết này, Thương hiệu và Công luận đề nghị UBND TP. Hải Phòng chỉ đạo các đơn vị chức năng có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với chủ cơ sở Đức Hưng Đường trong việc có hành vi buôn bán hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, “thuốc” tự chế chưa được kiểm định gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Đề nghị Công an TP. Hải Phòng có biện pháp bảo vệ phóng viên và xử lý đối với chủ cơ sở kinh doanh Đức Hưng Đường khi có hành vi đe dọa người khiếu nại, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí. Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hải Phòng phối hợp với cơ quan chức năng Hải Phòng xử lý việc bán hàng cấm trên mạng xã hội của chủ cửa hàng 15 Thiên Lôi Đức Hưng Đường.
Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân 2022
Vừa qua, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm TP. Hải Phòng xây dựng Kế hoạch số 284/KH-BCĐ triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân 2022 trên địa bàn thành phố.
Kế hoạch nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường kiểm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022.
Theo đó, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố yêu cầu từ ngày 29/12/2021 đến ngày 12/3/2022, trên địa bàn thành phố sẽ triển khai các hoạt động truyền thông, kiểm tra, tổng kết, báo cáo về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022.
Đối với công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở thực phẩm, UBND thành phố đã Quyết định thành lập 03 Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm do lãnh đạo 03 Sở: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng đoàn.
Các đoàn sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, ghi nhãn, quảng cáo sản phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhâp khẩu thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần trên địa bàn thành phố như thịt và sản phẩm chế biến từ thịt; thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản; bia, rượu, nước giải khát; bánh, mứt, kẹo; rau, củ, quả; nước mắm, gia vị…
Trong quá trình kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên đoàn kiểm tra có các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 70 của Luật An toàn thực phẩm, Điều 46, 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đối tượng kiểm tra có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 7, 8 của Luật An toàn thực phẩm.
Nhóm PV