Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế vững chắc, trở thành trung tâm vùng

Thời gian qua, thành phố Hải Phòng đã thể hiện được sự phát triển mạnh mẽ, năng động của một thành phố đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; một thành phố công nghiệp, hiện đại, có sự phát triển toàn diện về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự; luôn đặt tiêu chí phát triển đi đôi với bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ mội trường lên hàng đầu.

Theo Nghị quyết về Phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2030 sẽ xây dựng 33.500 căn nhà xã hội
Theo Nghị quyết về Phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2030 sẽ xây dựng 33.500 căn nhà xã hội (Ảnh: PV)

Thành phố Hải Phòng nằm tại phía Tây vịnh Bắc Bộ, trung tâm vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội hơn 100km; là cửa chính ra biển của Hải Phòng, phục vụ thương mại quốc tế của toàn bộ khu vực phía Bắc Việt Nam; Là đầu mối giao thông quan trọng của phía Bắc và cả nước, hội tụ đủ 5 loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không. Hải Phòng nằm trong chuỗi hàng lang đô thị: Hải Phòng – Hải Dương – Hà Nội – Việt Trì – Yên Bái – Lào Cai (Việt Nam) – Mông Tự - Côn Minh (Trung Quốc); Hải Phòng – Hải Dương – Hà Nội – Lạng Sơn (Việt Nam) – Nam Ninh (Trung Quốc); Nằm trong chuỗi đô thị ven biển thuộc hành lang vịnh Bắc Bộ: Hải Phòng – Hạ Long – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình. Thành phố Hải Phòng có đảo Cát Bà - viên ngọc nguyên sơ vùng Đông Bắc, khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đặc biệt, tại kỳ họp lần thứ 45 vừa qua của Ủy ban Di sản thế giới UNESCO ngày 16/9/2023 cùng với quần thể vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) quần đảo Cát Bà (TP. Hải Phòng) đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Xuân Cầu
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Xuân Cầu (Ảnh: PV)

Năm 2023 là năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết 45/NQ/TW của Bộ chính trị, Chương trình 76-Ctr/Tu của Thành ủy và Nghị quyết đại hội XVI Đảng bộ thành phố, với chủ đề năm: “Đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị - xây dựng nông thôn kiểu mẫu - thực hiện chuyển đổi số”.

Theo đó, Nghị quyết số 45 của Bộ chính trị khóa 12 đã đề ra mục tiêu, yêu cầu Hải Phòng cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2025; trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á vào năm 2023. Tầm nhìn đến năm 2025: Trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu Châu Á và thế giới. Trên cơ  sở Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị, Nghi quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI đã đề ra mục tiêu: Đến năm 2025, thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa; trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; là trọng điểm phát triển kinh tế biển, trung tâm du lịch quốc tế; hoàn thành đô thị loại I; đời sống vật chất và tinh thành của Nhân dân được nâng cao; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; tạo nền tảng vững chắc để trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, văn minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á vào năm 2030. Trong đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI. Nhiệm kỳ 2020-2025 đã nêu rõ: “Cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng tập trung phát triển công nghiệp mũi nhọn như: công nghiệp ô tô, chế tạo máy, điện tử tin học và các phẩm phẩm công nghệ cao”.

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị - văn hóa, xã hội được tổ chức thường niên tại thành phố Hải Phòng
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị - văn hóa, xã hội được tổ chức thường niên tại thành phố Hải Phòng (Ảnh: PV)

Tỷ lệ đô thị hóa của Hải Phòng so với một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho thấy Hải Phòng có tỷ lệ đô thị hóa trong những năm gần đây luôn ở mức cao. Dự kiến dân số năm 2025 là 2,4-2,7 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 60-65%; đến năm 2030 tỷ lệ dân số là 2,7-3,0 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%.

Hiện nay, Hải Phòng đã có 14 khu công nghiệp với diện tích 6.080 ha. Trong đó, khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải của Hải Phòng đã lọt vào danh sách 5 nhóm khu kinh tế trọng điểm quốc gia theo quyết định số 06/2008/QĐ-CP ngày 10/01/2008 của Thủ tướng Chính Phủ, với tổng diện tích 22.540ha đã được đầu tư xây dựng đồng bộ, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, trung tâm thương mại và cảng biển, logictis tầm cỡ quốc tế, thu hút được gần 800 dự án đầu tư vào KKT, các KCN. Trong đó, 503 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 25 tỷ USD, dự án trong nước đạt 13,2 tỷ USD, đưa Hải Phòng đứng thứ 6 cả nước và đứng thứ 2 miền Bắc về thu hút đầu tư. Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, thu hút vốn đầu tư tăng mạnh, ước đạt trên 11 tỷ USD; 9 tháng đầu năm 2023 đã thu hút được gần 3 tỷ USD. Nhận thức về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, đặc biệt là người dân được nâng lên đáng kể, một số vấn đề về môi trường được giải quyết tại các khu, cụm công nghiêp; Ô nhiễm môi trường từng bước được kiểm soát, bước đầu có kết quả khả quan và gióp phần vào việc đảm bảo sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho tập đoàn Sk (Hàn Quốc)
Lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho tập đoàn Sk (Hàn Quốc) (Ảnh: PV)

Ngoài việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh của địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài Hải Phòng cũng rất quan tâm đến việc đầu tư cho y tế, giáo dục,… cả về chất lượng và số lượng. Toàn thành phố có 4 trường đại học, 60 trường cao đẳng, dạy nghề, hướng nghiệp với các lĩnh vực đào tạo chính như: đóng tàu, y tế, xây dựng, may mặc, IT, kế toán, thương mại, hành chính, ngoại ngữ,… có 45.000 sinh viên tốt nghiệp hàng năm.  Mạng lưới y tế của Hải Phòng được đầu tư, xây dựng đạt tiêu chuẩn chất lượng, luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của người bệnh trong và ngoài nước.

Công ty TNHH MTV môi trường và đô thị Hải Phòng thường xuyên tổ chức tuyên truyền phân loại rác tại nguồn trên toàn địa bàn thành phố
Công ty TNHH MTV môi trường và đô thị Hải Phòng thường xuyên tổ chức tuyên truyền mô hình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thành phố (Ảnh: PV)

Đặc biệt, thành phố Hải Phòng luôn dành sự quan tâm chăm lo cho các đối tượng chính sách xã hội, người có công với cách mạng, người nghèo, người có thu nhập thấp năm sau cao hơn năm trước với mục tiêu: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Thành phố Hải Phòng là một trong số ít các tỉnh, thành phố đi đầu triển khai chương trình miễn học phí cho các cấp học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Dự kiến năm học 2023-2024 thành phố chi hơn 400 tỷ đồng ngân sách địa phương để miễn phí 100% học phí cho toàn bộ học sinh các cấp trên toàn thành phố. Hưởng ứng phong trào thi đua: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” với mục tiêu người dân được thụ hưởng thành quả từ phong trào thi đua và quá trình xây dựng nông thôn mới. Theo thông tin từ UBND thành phố Hải Phòng, hiện thành phố có 100% số xã đạt chuẩn NTM, 45 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 22 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu, 7 huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM.

Trong cuộc thi Olympic Toán quốc tế năm 2023, Hải Phòng có 2 em tham gia giải đều đoạt huy chương Olympic Toán Quốc tế 2023
Trong cuộc thi Olympic Toán quốc tế năm 2023, Hải Phòng có 2 em tham gia giải đều đoạt huy chương Olympic Toán Quốc tế 2023 (Ảnh: PV)

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và thực hiện Nghị quyết 52 NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Hải Phòng đã xây dựng kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 21/9/2020 về chuyển đổi số thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Hải Phòng đặt mục tiêu kinh tế số sẽ chiếm 20% trong GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2030, với phương châm thực hiện chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó kinh tế số chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP. Trong những năm qua, sản lượng hàng hóa qua các Cảng của Hải Phòng liên tục tăng, năm 2020 đạt xấp xỉ 143 triệu tấn. Theo xếp hạng của Lloyd cho 100 cảng container lớn nhất thế giới năm 2020, Hải Phòng xếp thứ 31 với 5,13 triệu TEU. Dự kiến năm 2025, sản lượng hàng giá qua các cảng khu vực Hải Phòng đạt 300 triệu tấn.

Năm 2023, thành phố Hải Phòng có 2.500 công dân nhập ngũ và 280 công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
Năm 2023, thành phố Hải Phòng có 2.500 công dân nhập ngũ và 280 công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. (Ảnh: PV)

Nhìn chung, những năm gần đây Hải Phòng đã có những bước tiến dài trong phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội; kinh tế thành phố phát triển mạnh mẽ, luôn duy tốc độ tăng trưởng cao; quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng; GRDP bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội công tác bảo vệ môi trường cũng được thành phố quan tâm, chú trọng. Đây chính là đòn bẩy cho sự chuyển mình mạnh mẽ và khẳng định vị thế vững chắc, trở thành trung tâm vùng của thành phố Hải Phòng.

Quỳnh Nga

Bài liên quan

Tin mới

Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững
Vinmec nhận 4 giải thưởng quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Hệ thống Y tế Vinmec vừa xuất sắc nhận 4 giải Bạch kim cho 4 hạng mục lớn: “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất”, “Doanh nghiệp trao quyền cho phụ nữ” và “Nơi làm việc tốt nhất” trong khuôn khổ Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 16.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay

Ngày 3/5, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng đã ký văn bản yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam, Vụ Vận tải rà soát, kiểm tra giá vé máy bay, nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước, kiểm soát chặt chẽ giá vé máy bay, góp phần bình ổn giá, đảm bảo hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Nam Định: Xử lý nghiêm các cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu không sử dụng hóa đơn điện tử
Nam Định: Xử lý nghiêm các cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu không sử dụng hóa đơn điện tử

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Quảng Bình tiêu hủy hơn 1.500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu
Quảng Bình tiêu hủy hơn 1.500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu

Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành giám sát tiêu huỷ hơn 1.500 sản phẩm thời trang mũ lưỡi trai, mũ rộng vành, dép các loại giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Thái Nguyên: Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu tăng 21,1% so với cùng kỳ
Thái Nguyên: Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu tăng 21,1% so với cùng kỳ

Theo đánh giá của Cục Thống kê Thái Nguyên, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh trong tháng 4 nói riêng và 4 tháng đầu năm 2024 nói chung.

Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trong dịp lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, tỉnh Thanh Hóa phục vụ khoảng 1,52 triệu lượt khách, tăng 27,2%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 3.805 tỷ đồng, tăng 32,8%, là địa phương đứng đầu về doanh thu du lịch.