Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 496 năm ngày Thái Tổ Mặc Đăng Dung đăng quang

Vừa qua, UBND huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 496 năm Ngày Thái Tổ Mạc Đăng Dung đăng quang (15/6 năm Đinh Hợi 1527 – 15/6 năm Quý Mão 2023).

Lãnh đạo thành phố Hải Phòng dâng hương tại Lễ kỷ niệm Vương Triều Mạc
Lãnh đạo Thành phố Hải Phòng dâng hương tại Lễ kỷ niệm vương triều Mạc (Ảnh: PV)
Ban thờ giữ tại điện chính của nhà thờ Thái Tổ Mạc Đăng Dung
Ban thờ giữ tại điện chính của Nhà thờ Thái Tổ Mạc Đăng Dung (Ảnh: Kim Huệ)

Tham dự Lễ kỷ niệm, có các vị:  Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng; Nguyễn Văn Tùng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và đông đảo Nhân dân, du khách.

Một số đồ cổ còn lưu giữ được từ thời nhà Mạc.
Một số đồ cổ còn lưu giữ được từ thời nhà Mạc (Ảnh: Kim Huệ)
Gạch thế kỷ 16
Gạch thế kỷ XVI
Thành đao được công nhận Bảo vật quốc gia
Thành đao được công nhận Bảo vật quốc gia (Ảnh: Kim Huệ)

Lễ kỷ niệm là hoạt động văn hóa có ý nghĩa thiết thực của người dân huyện Kiến Thụy nói riêng và Nhân dân Hải Phòng nói chung, góp phần phát huy bản sắc và truyền thống văn hóa; là dịp để tri ân và tôn vinh thân thế sự nghiệp, những đóng góp to lớn của Mạc Thái Tổ và vương triều Mạc trong lịch sử dân tộc; đồng thời, quảng bá những giá trị di sản quý giá của vương triều Mạc, phát huy những nét văn hóa độc đáo, những lễ hội tâm linh của vùng đất Dương Kinh xưa, Kiến Thụy ngày nay.

Đoàn chèo Hải Phòng tái hiện vở kịch về Thái Tổ Mạc Đăng Dung
Đoàn chèo Hải Phòng tái hiện vở kịch về Thái Tổ Mạc Đăng Dung (Ảnh: PV)

Thái tổ Mạc Đăng Dung sinh ra tại làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn (trấn Hải Dương, nay là thôn Đại Thắng, Đương Thắng, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng). Thời trai trẻ, ông là người có sức khỏe, võ nghệ cao siêu; ông đi thi trúng Đô lực sỹ xuất thân, được sung vào quân túc vệ.

Hơn 20 năm, ông làm quan dưới 4 triều vua Lê là Uy Mục, Tương Dực, Chiêu Tông, Cung Hoàng, lập nhiều công lớn, dẹp yên nhiều cuộc nổi loạn, được thăng đến tước Vũ xuyên Bá, Vũ xuyên Hầu, rồi nắm giữ Tiết chế các doanh thủy quân, lục quân của 13 đạo, đảm nhiệm quyền chỉ huy binh mã cả nước.

Vào thời vua Cung Hoàng, nhà Lê phải xuống Chiếu, nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung.

Màn biểu diễn võ thuật truyền thống tại Lễ kỷ niệm
Màn biểu diễn võ thuật truyền thống tại Lễ kỷ niệm (Ảnh: PV)

Sau khi lên ngôi, ngoài việc củng cố, xây dựng, kiến thiết kinh thành Thăng Long, Mạc Đăng Dung đã hướng về quê hương, lập cung điện ở Cổ Trai và sau này là con trai Mạc Thái Tông, đã cho xây dựng điện Hưng Quốc, điện Phúc Hưng, điện Tường Quang và nhiều công trình có quy mô lớn, Dương Kinh trở thành kinh đô thứ 2 của nhà Mạc ở vùng ven biển, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của nước Đại Việt.

Trong 65 năm nắm quyền của Nhà Mạc, dù ở thế không ổn định, do bên trong phải chống đỡ với các thế lực phù Lê, diệt Mạc; bên ngoài thì các thế lực luôn nhòm ngó muốn xâm chiến nước ta. Song, nhà Mạc để lại nhiều dấu ấn và chứng tích lịch sử oanh liệt trên một dải vùng duyên hải Bắc Bộ. Dương Kinh được xem là kinh đô đầu tiên của người dân vùng biển, do nhà Mạc dựng lên.

Gian hàng tại chương trình lồng ghép Lễ kỷ niệm cùng hội chợ của huyện Kiến Thụy, TP. Hải PHòng
Gian hàng tại chương trình lồng ghép Lễ kỷ niệm cùng hội chợ của huyện Kiến Thụy, Hải PHòng (Ảnh: Kim Huệ)

Thái tổ Mạc Đăng Dung, bằng tài trí văn võ song toàn, dùng võ công định đoạt thiên hạ, dùng nhân đức để trị quốc an dân, lấy văn giáo để rèn luyện nhân tài, lấy tư duy đổi mới thực thi chính sách cách tân, tiến bộ để phát triển nông công, thương, xây dựng một xã hội đất nước giàu mạnh, ấm no. Công lao của Thái Tổ Mạc Đăng Dung và vương triều Nhà Mạc đối với tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là vô cùng to lớn.

Các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP và sản phẩm khoa học của huyện Kiến Thụy
Các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP và sản phẩm khoa học của huyện Kiến Thụy (Ảnh: Kim Huệ)

Để ghi nhận công lao to lớn của Đức Thái Tổ và vương triều Mạc, tháng 9/2009, Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc đã được khởi công xây dựng trên diện tích 10,5 ha, đây là một trong những công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Năm 2016, nhân dịp Kỷ niệm 475 năm ngày mất Thái tổ Mạc Đăng Dung, UBND Thành phố công nhận Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc là Di tích lịch sử cấp thành phố.

Năm 2020, có 3 hiện vật thời Mạc đó là: Long đao (hiện lưu giữ tại Khu tưởng niệm vương triều Mạc); Tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và Phù điêu Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn (hiện được thờ tại chùa Trà Phương, xã Thụy Hương) - được Thủ tướng Chính phủ vinh danh là bảo vật quốc gia. Điều này, một lần nữa khẳng định vương triều Mạc có vị trí quan trọng trong lịch sử, có những đóng góp tích cực, xứng đáng với truyền thống anh hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Tại Lễ kỷ niệm, lãnh đạo thành phố cùng Nhân dân địa phương dâng hương tri ân công lao của Mạc Thái Tổ.

Cũng tại đây, Đoàn chèo Hải Phòng thực hiện hoạt cảnh chèo “Tái hiện Lễ Đăng quang của Thái tổ Mạc Đăng Dung, khai sáng vương triều Mạc”; Trung tâm tinh hoa Võ thuật vương triều Mạc biểu diễn các màn võ thuật truyền thống.

Trong khuôn khổ của Lễ kỷ niệm, huyện Kiến Thụy cũng tổ chức những gian hàng hội chợ quê, mang các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của quê hương và sản phẩm được chứng nhận sở hữu tập thể, giới thiệu đến đông đảo bà con địa phương và du khách...

Kim Huệ

Bài liên quan

Tin mới

Đoàn công tác tỉnh Khánh Hòa hoàn thành tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại các đảo thuộc huyện Trường Sa
Đoàn công tác tỉnh Khánh Hòa hoàn thành tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại các đảo thuộc huyện Trường Sa

Thực hiện Quyết định số 1028/QĐ- UBND ngày 19/4/2024 của UBND tỉnh, Đoàn công tác tỉnh Khánh Hòa gồm 95 đại biểu, do ông Nguyễn Khắc Toàn- Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn, đã đi thăm và làm việc tại các đảo thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, từ ngày 03/5 đến ngày 09/5/2024.

Khuyến cáo người dân không ăn, không bán cá chết bất thường trên sông Đáy
Khuyến cáo người dân không ăn, không bán cá chết bất thường trên sông Đáy

Trước tình trạng tôm, cá chết bất thường trên sông Đáy, đoạn chảy qua huyện Nghĩa Hưng, các cơ quan chức năng tỉnh Nam Định khuyến cáo người dân không ăn hoặc bán cá chết.

Gia Lai: Kinh doanh trái phép qua Facebook, 3 cơ sở bị phạt 73 triệu đồng
Gia Lai: Kinh doanh trái phép qua Facebook, 3 cơ sở bị phạt 73 triệu đồng

Theo tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai, đơn vị vừa phát hiện 3 cơ sở vi phạm trong kinh doanh qua mạng xã hội Facebook. Với vi phạm đó, 3 cơ sở nói trên đã bị xử phạt 73 triệu đồng.  

TP. Lạng Sơn: 400 đại biểu Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 05
TP. Lạng Sơn: 400 đại biểu Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 05

Ngày 10/5, Thành ủy Lạng Sơn tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 7/5/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Lạng Sơn về siết chặt kỷ luật, kỷ cương đạo đức công vụ trong cán bộ, đảng viên các cơ quan, đơn vị, phường, xã trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn (Chỉ thị số 05-CT/TU) cho gần 400 đại biểu.

Tập đoàn Hyosung đầu tư dự án nhà máy sợi carbon hiện đại nhất thế giới tại Việt Nam
Tập đoàn Hyosung đầu tư dự án nhà máy sợi carbon hiện đại nhất thế giới tại Việt Nam

Tập đoàn Hyosung đã đầu tư hơn 4 tỷ USD vào Việt Nam, với các lĩnh vực chính như: Công nghiệp nguyên vật liệu, công nghiệp dệt, công nghiệp hóa học, hệ thống điện công nghiệp.

Phát hiện, tạm giữ 277 lọ tinh dầu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ
Phát hiện, tạm giữ 277 lọ tinh dầu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ

Theo thông tin từ Công an thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, đơn vị vừa phát hiện, tạm giữ lô hàng hóa gồm 277 lọ tinh dầu với nhiều loại khác nhau dùng cho thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tại một cơ sở kinh doanh dịch vụ đồ uống trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.