Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp bất động sản đề xuất nới lỏng room và cơ cấu lại nhóm nợ

Đó là kiến nghị của nhiều doanh nghiệp bất động sản trong buổi họp với NHNN sáng ngày 08/02 tại Hà Nội. Các doanh nghiệp bất động sản đã đưa ra nhiều đề xuất, giải pháp nhằm tháo gỡ tình trạng "đóng băng" thị trường bất động sản trong thời gian qua.

Sáng 08/02, NHNN đã tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tại với sự tham gia của nhiều bộ, ngành và 20 đại diện doanh nghiệp bất động sản.

Trong cuộc họp, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa có văn bản và phát ngôn nào khẳng định siết chặt tín dụng bất động sản. “NHNN chỉ có các văn bản chỉ đạo kiểm soát chặt cấp vốn cho các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro trong bất động sản. Đến nay chúng tôi vẫn nhất quán quan điểm chỉ đạo như vậy. Còn đối với tín dụng phục vụ mục đích chính đáng của người mua nhà đều được đảm bảo công bằng như các lĩnh vực khác”,  ông Đào Minh Tú khẳng định. 

Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa có văn bản và phát ngôn nào khẳng định siết chặt tín dụng bất động sản
Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa có văn bản và phát ngôn nào khẳng định siết chặt tín dụng bất động sản.

Đại diện NHNN cho biết, lĩnh vực bất động sản là một trong những ngành đóng góp chính cho nền kinh tế. Tuy nhiên trong năm vừa qua gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư, đồng thời, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. “Do đó, NHNN tổ chức Hội nghị này nhằm lắng nghe các đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho thị trường bất động sản, làm rõ nguyên nhân vì sao doanh nghiệp kêu khó tiếp cận tín dụng ngân hàng”, Phó Thống đốc nói.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp bất động sản, cũng như tạo ra thị trường bất động sản lành mạnh, trong sạch, tại hội nghị, nhiều đại diện doanh nghiệp cũng nêu ra những kiến nghị, giải pháp.

Vinhomes đề nghị làm rõ vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp BĐS

Ông Phạm Thiếu Hoa, Tổng Giám đốc CTCP Vinhomes bày tỏ, đầu tư bất động sản luôn có chi phí phát sinh nhưng không phải chi phí nào cũng được ngân hàng giải ngân như chi phí giải phóng mặt bằng. Trước đây, thị trường trái phiếu có thể huy động vốn thì hiện tại gặp khó khăn. Bởi lẽ này, doanh nghiệp khẩn thiết kêu gọi NHNN xem xét hỗ trợ.
Phía đại diện của Vinhomes cũng nói thêm, NHNN và các ngân hàng thương mại cần làm rõ các quy định, tháo gỡ các vướng mắc về mục đích vay vốn và hình thức giải ngân tại các văn bản hướng dẫn.

“Các ngân hàng cần có biện pháp tháo gỡ về cơ chế liên quan đến việc xếp loại và kiểm soát cho vay trong lĩnh vực bất động sản; bổ sung các cơ chế chính sách đặc thù cho các nhà đầu tư lớn, các dự án có đầy đủ pháp lý mang tính trọng điểm, tránh tình trạng cào bằng. Đồng thời, có biện pháp giảm dần lãi suất để hỗ trợ khả năng tài chính cho người dân và chủ đầu tư”, ông Phạm Thiếu Hoa đề nghị.

Novaland: “Cần có một cơ chế tín dụng hướng dẫn chi tiết hơn về việc phát triển hạ tầng đô thị nơi vùng sâu, vùng xa”

Đồng tình với quan điểm của Novaland, bà Đỗ Thị Phương Lan, Giám đốc Phụ trách tái cấu trúc cho Tập đoàn Novaland đề nghị NHNN xem xét cho các tập đoàn bất động sản được tái cấu trúc nợ, giãn nợ.

Tháng 11/2022, thị trường tài chính và bất động sản gặp nhiều biến động, gây mất cân đối cung cầu. Để vượt qua những khó khăn, thách thức, Novaland đã kết hợp với một hãng luật và công ty quốc tế Ernst & Young (EY) tiến hành tái cấu trúc.

“Trong quá trình làm việc với các đối tác quốc tế, chúng tôi chia sẻ cái nhìn vừa qua chúng ta đối diện với rủi ro mang tính hệ thống khi thị trường chứng khoán giảm rất mạnh, gần như mạnh nhất thế giới; thị trường trái phiếu có những thay đổi lớn về quy định pháp luật dẫn đến một số khó khăn nhất thời. 

Niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường bị khủng hoảng mạnh. Vì vậy, khi tái cơ cấu nợ với các tập đoàn quốc tế, chúng tôi thuyết phục họ nhìn nhận đây là rủi ro hệ thống nên cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hay nhìn nhận đây là rủi ro thị trường để tiến đến tái cơ cấu các khoản nợ, giải quyết trong êm đềm để không rơi vào tình trạng không trả được các khoản nợ đến hạn, dẫn đến vi phạm và vi phạm chéo các khoản vay”, đại diện Novaland nói.

“Đối với các khoản vay trong nước, có rất nhiều khó khăn vì vậy bây giờ chúng tôi vẫn đang tiếp tục làm việc với các ngân hàng để tháo gỡ khó khăn này. Trên cơ sở đó, Novaland đề nghị NHNN xem xét cho các tập đoàn bất động sản được tái cấu trúc nợ, giãn nợ trong vòng 24-36 tháng”, bà Phương Lan đề xuất.

Cũng theo đại diện Novaland, ách tắc pháp lý trong báo cáo NHNN đã xảy ra từ lâu với nhiều dự án bất động sản, đặc biệt là ở miền Nam. Theo dữ liệu thống kê, tại TPHCM có hàng nghìn trường hợp, còn TP Hà Nội cũng có tới 350 trường hợp. Theo bà Phương Lan, ách tắc pháp lý là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chi phí bất động sản đến tay người tiêu dùng bị tăng cao.

Với Novaland, hạ tầng tại TP. HCM đang bị quá tải nên cần phát triển các đô thị vệ tinh. Đặc biệt trong bối cảnh các vùng sâu, vùng xa không có hạ tầng nên nguồn vốn đổ vào đây rất lớn. “Do đó, có sự mất cân đối giữa dòng vốn vào hạ tầng cần một thời gian dài để thu hồi vốn, rất khác với các dự án bất động sản riêng lẻ trong thành phố - nơi hạ tầng có sẵn. Vì vậy cần có một cơ chế tín dụng hướng dẫn chi tiết hơn về việc phát triển hạ tầng đô thị nơi vùng sâu, vùng xa”, đại diện Novaland nói.

Cuối cùng, phía doanh nghiệp này cũng đưa ra đề xuất, kêu gọi sự vào cuộc tích cực của Bộ Tài chính và NHNN. Giữa bối cảnh khủng hoảng về việc phát hành trái phiếu riêng lẻ và rất nhiều nhà đầu tư cá nhân đã tham gia vào thị trường này, các doanh nghiệp bất động sản vật lộn để trả nợ trái phiếu đến hạn. Bởi lẽ này, phía Novaland đề nghị NHNN với vai trò lãnh đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại với tư cách là những nhà đầu tư chuyên nghiệp xem xét các giải pháp có thể giúp đỡ doanh nghiệp hoàn thiện nghĩa vụ với các trái chủ.

Hưng Thịnh Land - Nới lỏng room cho vay để doanh nghiệp có vốn đầu tư 

Ông Lê Trọng Khương, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh Landkiêm Tổng giám đốc Hưng Thịnh Land cho rằng, việc huy động vốn từ trái phiếu là một nguồn tiền rất tốt cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay kênh huy động này đang gặp bế tắc do một số vụ việc vừa qua đã khiến niềm tin của các nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Để tháo gỡ những khó khăn, phía doanh nghiệp đề nghị NHNN và các bộ ngành xem xét có phương án để hỗ trợ các doanh nghiệp tồn tại và phát triển tốt thì các trái chủ mới cảm thấy yên tâm đầu tư. 

“Trong bối cảnh hiện nay, các trái chủ đang rất lo ngại về việc các doanh nghiệp có tồn tại được hay không, có bán được sản phẩm không,… Do đó, đề xuất NHNN nới lỏng room và cơ cấu lại nhóm nợ.

Đối với Tập đoàn Hưng Thịnh cũng như Hưng Thịnh Land, câu chuyện nhảy nhóm nợ thì chưa nhưng không phải là không nhảy. Vì vậy, trong trường hợp nếu NHNN không có chính sách quyết liệt và hỗ trợ trong việc cơ cấu lại nhóm nợ thì đến một thời điểm nào đó thì câu chuyện nhảy nhóm nợ cũng có thể xảy ra. Chúng tôi thấy, việc gia hạn nợ cũng là điều kiện để hỗ trợ việc giải ngân tiếp theo cho các doanh nghiệp”, đại diện Hưng Thịnh Land cho hay.

Cũng bởi lẽ này, phía Hưng Thịnh Land cũng bày tỏ, khi NHNN nới lỏng room cho vay thì doanh nghiệp mới có nguồn vốn đầu tư, từ đó, phát triển lành mạnh và nhà đầu tư trái phiếu mới quay trở lại thị trường.

Sun Group: “Bất động sản ngành du lịch cần có chính sách riêng biệt!”

Cũng tại hội nghị, đại diện Sun Group cho biết, cần có cơ chế riêng cho bất động sản ngành du lịch, coi như ngành sản xuất kinh doanh, tức là nằm trong lĩnh vực ưu tiên chứ không phải lĩnh vực hạn chế, kiểm soát chặt chẽ.

“Hiện nay, bất động sản nghỉ dưỡng cũng coi là ngành không khuyến khích nên rất khó để tiếp cận vốn vay, thậm chí lãi suất lên đến 14-17%, chi phí tài chính cao thì hiệu quả hoạt động không có.

Trong khi đó, bất động sản du lịch không chỉ có xây mỗi nhà, còn có xây dựng cơ sở hạ tầng đi kèm, có các công trình điểm nhấn và nó nằm trong quá trình đầu tư dài hạn”, đại diện Sun Group bày tỏ.

Đại diện NHNN cho biết đã tóm tắt các kiến nghị của doanh nghiệp và khẳng định, NHNN luôn theo dõi chặt chẽ diễn biến tín dụng bất động sản và điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng với mục tiêu vừa đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường.

"Năm 2023, chúng tôi đã họp và thống nhất sẽ tiếp tục sử dụng công cụ room tín dụng và sẽ nghiên cứu lộ trình cụ thể, nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng và đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng. Năm 2023 định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 14 – 15%, nếu diễn biến lạm phát cho phép thì việc điều hành tín dụng sẽ linh hoạt hơn'', Thống đốc NHNN nhấn mạnh cuối buổi họp sáng 08/02.

Hồng Nhung (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.