Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hưng Yên: DN sử dụng “lệnh bài” nạo vét luồng lạch tận diệt lòng sông Hồng?

Thời gian qua, tình trạng DN ngang nhiên khai thác cát, tổ chức hút cát, tập kết vật liệu xây dựng trái phép ở 2 bên bờ sông Hồng đã và đang gây bức xúc trong dư luận, nhất là đang trong mùa lũ.

THCL Thời gian qua, tình trạng DN ngang nhiên khai thác cát, tổ chức hút cát, tập kết vật liệu xây dựng trái phép ở 2 bên bờ sông Hồng đã và đang gây bức xúc trong dư luận, nhất là đang trong mùa lũ.

Tuy nhiên, tình trạng này đã diễn ra 1 thời gian dài mà vẫn không có cơ quan chức năng nào xử lý?

Hưng Yên: DN sử dụng “lệnh bài” nạo vét luồng lạch tận diệt lòng sông Hồng? - Hình 1Cận cảnh những đường ống hút cát của DN Sáu Hằng tận diệt dòng sông Hồng

DN “hồn nhiên” khai thác cát trái phép

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội thi hành lệnh bắt bà Phạm Thị Nguyệt Nga (46 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Anh Tùng về hành vi “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên” theo điều 172 Bộ luật Hình sự.

Bà Nga bị cáo buộc “đã lợi dụng danh nghĩa công ty được Nhà nước cấp phép thực hiện các dự án nạo vét, khai thác cát trái phép trên sông Hồng với số lượng đặc biệt lớn để kiếm lời”.

Theo tài liệu của cơ quan điều tra, lợi dụng việc được cấp phép nạo vét, từ tháng 1 đến tháng 4/2015, doanh nghiệp của bà Nga đã khai thác cát không đúng vị trí trong giấy phép với tổng khối lượng hơn 835.000 m3, đã bán hơn 450.000 m3 trong số đó. Hội đồng định giá tư pháp xác định thiệt hại cho Nhà nước do việc khai thác cát trái phép này là trên 8,3 tỷ đồng.

Ngoài ra, cơ quan cảnh sát điều tra xác định hành vi khai thác cát trái phép còn gây thiệt hại phi vật chất như sạt lở bờ bãi, đê điều, ảnh hưởng đến dòng chảy, việc đi lại của người dân, gây tiếng ồn, ô nhiễm môi trường và bức xúc trong dư luận.

Mặc dù thấy “tấm gương” của “đàn anh” đi trước bị bắt, tuy nhiên, PV Thương hiệu & Công luận nhận được phản ánh tại dọc 2 bờ sông Hồng, trên địa bàn huyện Khoái Châu (Hưng Yên), các doanh nghiệp vẫn “hồn nhiên” khai thác cát trái phép với chiêu bài cũ là tấm “kim bài” nạo vét luồng lạch - do Cục Đường thủy nội địa cấp.

Cụ thể, theo phản ánh của người dân, từ cuối năm 2015, DN tư nhân Sáu Hằng, trụ sở thôn Duyên Linh, xã Đông Ninh (Khoái Châu, Hưng Yên), bằng thủ đoạn xin đầu tư bến thủy nội địa, đã cho đào nền bến xuống thành hố sâu, dùng máy bơm bơm cát dưới sông lên chứa rồi xúc lên bán. Sự việc này cũng đã được nhiều cơ quan báo chí phản ánh. Nhưng không hiểu vì lý do gì, thay vì bị thu hồi giấy phép, doanh nghiệp tư nhân Sáu Hằng còn tiếp tục được Cục Đường thủy nội địa liên tiếp củng cố thêm “lệnh bài” bằng các giấy phép khác?

Ghi nhận tại bến bãi của doanh nghiệp tư nhân Sáu Hằng, mỗi ngày, hàng trăm khối cát từ lòng sông Hồng được hút trực tiếp và đổ lên bãi chứa.  Không chỉ ban đêm, ngay cả ban ngày, những chiếc máy này vẫn hoạt động hết công suất để hút cát làm lợi cho các ông chủ bến bãi ven sông Hồng.

Tìm hiểu được biết, chủ bến bãi chỉ xuất trình được giấy chấp thuận nạo vét bến bãi, hợp đồng thuê đất và chủ trương của UBND tỉnh Hưng Yên đồng ý cho doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực bến bãi.

Thừa nhận với báo chí, ông Trần Văn Sáu, chủ doanh nghiệp Sáu Hằng, xã Đông Ninh (Khoái Châu, Hưng Yên) nói: “Chúng tôi làm như vậy cũng là sai, mong được bỏ qua…”. Và rằng: “Chúng tôi cũng có làm nhưng trong quy mô, phạm vi nhỏ lẻ, chứ chưa phải chính thức nạo vét, cải tạo luồng lạch. Thực tế, đúng là có sai phạm…”.

Theo Thượng tá Lương Quốc Toản, Phó trưởng Công an huyện Khoái Châu: Tình trạng doanh nghiệp khai thác cát trái phép, ở cấp công an huyện tuyến tuần tra kiểm soát trên sông là do Phòng PC68 quản lý, chúng tôi chỉ quản lý trên bờ đối với những phương tiện neo đậu ven bờ và các bến bãi; đồng thời quản lý nhà nước về an ninh trật tự.

Cũng theo Thượng tá Toản, Công an huyện sẽ thường xuyên kiểm tra và giám sát chặt chẽ để không xảy ra tình trạng như vừa qua dư luận nêu.

Đại tá Nguyễn Xuân Hiếu, Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông đường thủy - Công an tỉnh Hưng Yên cho hay: Việc quản lý trên tuyến sông này có các lực lượng quản lý của Hà Nội và Hưng Yên, có Phòng Cảnh sát đường thủy - Công an Hà Nội, Phòng cảnh sát đường thủy - Công an Hưng Yên; thanh tra giao thông đường thủy, thanh tra giao thông của Sở Giao thông 2 tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, “thế nhưng, tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra, có thể theo tôi nghĩ, các đối tượng đã lợi dụng chớp nhoáng chứ không phải công khai.

“Trên dọc tuyến sông này, với chiều dài hơn 70 km trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, chúng tôi lực lượng có hạn cũng tăng cường tuần tra, kiểm soát tối đa, thế nhưng hiện tượng khai thác cát trái phép vẫn xảy ra”, Đại tá Hiếu giải thích.

Liên tiếp cấp phép mặc dù DN đã từng bị “tuýt còi”?

Hưng Yên: DN sử dụng “lệnh bài” nạo vét luồng lạch tận diệt lòng sông Hồng? - Hình 2Những núi cát trồng chất như núi dọc đôi bờ sông Hồng tại Hưng Yên

Theo tài liệu của Cục Đường thủy nội địa (CĐTNĐ, Bộ GTVT), chỉ trong 5 tháng đầu năm 2016, CĐTNĐ đã ra liên tiếp 3 văn bản chấp chủ trương xây dựng cảng thủy nội địa cho doanh nghiệp tư nhân Sáu Hằng, thống nhất chủ trương cho phép doanh nghiệp này cải tạo vùng nước. Đáng nói, cả 3 văn bản liên tiếp ra đời cách nhau vài tháng ngắn ngủi đều được ký bởi Phó cục trưởng CĐTNĐ Hoàng Minh Toàn (?).

Cụ thể, từ đơn đề nghị doanh nghiệp Sáu Hằng xin được chấp thuận phương án thi công cải tạo vùng nước tại cảng Đông Ninh, ngày 18/1/2016, CĐTNĐ đã có Công văn số 108 chấp thuận chủ trương xây dựng cảng thủy nội địa cho doanh nghiệp này.

Đến ngày 1/2/2016, nghĩa là chỉ cách hơn chục ngày ra Công văn số 108, CĐTNĐ lại tiếp tục có Công văn số 215 cho ý kiến về việc cải tạo vùng nước phục vụ thi công xây dựng cảng nội địa Đông Ninh. Theo đó, CĐTNĐ chấp thuận cho doanh nghiệp Sáu Hằng được thực hiện cải tạo trong phạm vi chiều dài dọc sông là 306,3 m; chiều rộng là 30 m tính từ mép ngoài cầu cảng dự kiến xây dựng trở ra sông…

Ba tháng sau đó, ngày 5/7/2016, CĐTNĐ lại tiếp tục có Công văn số 1413 chấp thuận lại chủ trương xây dựng cảng thủy nội địa của doanh nghiệp Sáu Hằng. Lần này, chiều rộng được nâng lên thành 60 m tính từ mép ngoài cầu cảng dự kiến xây dựng trở ra sông.

Ngay khi có các công văn của CĐTNĐ, doanh nghiệp Sáu Hằng, thay vì tiến hành các công đoạn xây dựng cầu cảng như quy định trong giấy phép, đã tiến hành cho tàu hút cát đổ lên bãi để bán, một hình thức “cát tặc” trá hình.

Trước việc làm vi phạm của doanh nghiệp Sáu Hằng, ngày 7/10/2016, Cảng vụ Đường thủy nội địa Khu vực 2 đã có Công văn 964 báo cáo CĐTNĐ “theo báo cáo của Trưởng Đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa Hưng Yên, ngày 5/9/2016, trong quá trình thực thi nhiệm vụ đã phát hiện chủ doanh nghiệp Sáu Hằng đang tiến hành thi công trong vùng nước không theo phương án đã được chấp thuận tại Điểm e Khoản 2 của Văn bản số 1413 ngày 5/7/2016 của CĐTNĐ (thi công nạo vét trong mùa mưa lũ)”.

Đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa Hưng Yên đã tiến hành xử phạt doanh nghiệp tư nhân Sáu Hằng số tiền 7,5 triệu đồng và yêu cầu đơn vị này chấp hành nghiêm chỉnh các quy định đã được CĐTNĐ chấp thuận trong các văn bản trước đó, nếu cố tình vi phạm, sẽ đề nghị thu hồi văn bản chấp thuận chủ trương xây dựng cảng đã cấp.

Đáng nói, để có thể hút cát bán một cách công khai mà không sợ các cơ quan chức năng xử lý đó là bởi trong 3 văn bản chấp thuận, CĐTNĐ đã đồng ý cho doanh nghiệp tư nhân Sáu Hằng thực hiện việc cải tạo trong vòng 60 ngày, nhưng lại không ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc, cũng như phương án cải tạo bến bãi như thế nào. Có lẽ, vì thế nên mỗi ngày, hàng trăm khối cát từ lòng sông Hồng được hút trực tiếp và đổ lên bãi chứa của đơn vị này thu lời số tiền không nhỏ. Đặc biệt, những vi phạm này đang diễn ra gần như công khai, nhưng vẫn chưa được xử lý quyết liệt và triệt để?

Khánh Yên

Bài liên quan

Tin mới

VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.
VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.

VPBank sẽ trích ra số tiền lên tới 1,8 tỷ đồng từ mỗi sổ tiết kiệm mở mới hoặc giao dịch trên VPBank NEO (thỏa mãn điều kiện) để đóng góp vào Quỹ Tấm lòng Việt, cùng chương trình Cặp lá yêu thương nối dài ước mơ tới trường cho các em nhỏ vùng cao.

Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt

UBND TP. Hải Phòng vừa có chỉ đạo tại Văn bản 867/UBND–NN yêu cầu UBND các huyện, quận nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trên địa bàn.

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới
Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới

Chiều 2/5, tại Văn phòng UBND huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND tỉnh phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ông Tô Hiếu Trung, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh.

Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai
Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai

Cục An toàn thực phẩm đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại cơ sở bánh mì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - cách đây 70 năm - giáng một đòn chí mạng vào các nước phương Tây, cũng như nỗ lực duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp. Lần đầu tiên, quân đội của một nước thuộc địa nhỏ bé tại châu Á - đã đánh bại quân đội một cường quốc tại châu Âu, tạo ra một cơn địa chấn chính trị, làm rung chuyển toàn thế giới…

Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5
Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5

UBND huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức Ngày hội di sản Then và Hội nghị “Giải pháp bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng” trong 2 ngày (9 và 10/5).