Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống

Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì vừa tổ chức Chương trình Kết nối “Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống thành phố Hà Nội năm 2022” và chào mừng Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games 31) từ ngày 10 đến 14/05 tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì.

Chương trình Kết nối “Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống thành phố Hà Nội năm 2022” thể hiện sự đồng hành của thành phố Hà Nội cùng người dân Thủ đô thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường. Tham gia chương trình có 90 gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm làng nghề truyền thống: thêu, sơn mài, gốm sứ, mây tre đan, mộc, chế biến thực phẩm...  

Cùng với đó, chương trình sẽ kết nối các chuỗi sản xuất, kích cầu tiêu dùng trong nước, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quảng bá sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, góp phần vực lại sản xuất, góp phần đảm bảo an sinh xã hội khu vực nông thôn.

Bên cạnh sự kiện Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống thành phố Hà Nội năm 2022, huyện Thanh Trì tổ chức không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện chào mừng SEA Games 31 gồm các sản phẩm OCOP, làng nghề của huyện như nón lá truyền thống Vĩnh Thịnh xã Đại Áng, Rượu Ngâu xã Tam Hiệp, Bánh Trưng Tranh Khúc xã Duyên Hà, sản phẩm OCOP xã Yên Mỹ và các sản phẩm làng nghề đơn vị bạn như thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam; thành phố Chí Linh – tỉnh Hải Dương; huyện Nông Sơn - tỉnh Quảng Nam; huyện Trà My - tỉnh Quảng Nam huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên, Hà Nội…; 

Kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống
Kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống.

Ngoài ra, Chương trình còn thể hiện sự đồng hành của thành phố Hà Nội cùng người dân Thủ đô thúc đẩy hành động sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường; thể hiện nỗ lực cũng như cam kết của thành phố Hà Nội trong việc luôn tích cực, chủ động hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đó, Sở Công Thương Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phân phối và người tiêu dùng áp dụng các giải pháp, phương thức, đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, liên kết bền vững để sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, giảm thiểu phát sinh chất thải, sản xuất các sản phẩm xanh, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. 

Theo Kế hoạch số 266/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2022, chương trình hành động nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn thành phố hiệu quả; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, an sinh xã hội; các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững được triển khai đồng bộ, bền vững; đẩy mạnh sản xuất, tiêu dùng nội địa, các hoạt động xuất nhập khẩu, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng áp dụng các giải pháp, phương thức, đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, liên kết bền vững, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững theo hướng tiếp cận vòng đời sản phẩm, đẩy mạnh liên kết trong các khâu từ khai thác tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu đến sản xuất, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ; chú trọng sửa chữa, bảo dưỡng và bảo trì, tái sử dụng và tái chế trong các công đoạn của vòng đời sản phẩm; coi trọng đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, cải tiến thiết bị, quy trình quản lý nhằm cải thiện, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thân thiện môi trường.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.