Giai đoạn (2019-2021), tỉnh Khánh Hòa triển khai xây dựng kế hoạch tập trung chuẩn hóa 123 sản phẩm đã có của 86 chủ thể, được phân thành 04 nhóm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược và thủ công mỹ nghệ,cụ thể: Huyện Vạn Ninh: 22 sản phẩm (nhóm thực phẩm: 15 sản phẩm, nhóm đồ uống: 02 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ: 05 sản phẩm), với 15 chủ thể tham gia (01 doanh nghiệp, 02 HTX, 05 THT, 07 hộ kinh doanh cá thể). Thị xã Ninh Hòa: 30 sản phẩm (nhóm thực phẩm:19 sản phẩm, nhóm thảo dược (mỹ phẩm): 05 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ: 06 sản phẩm), với 23 chủ thể tham gia (05 doanh nghiệp, 06 HTX, 02 THT, 10 hộ kinh doanh cá thể). Thành phố Nha Trang: 30 sản phẩm (nhóm thực phẩm: 26 sản phẩm, nhóm đồ uống: 04 sản phẩm), với 13 chủ thể tham gia (06 doanh nghiệp, 06 HTX, 01 THT). Huyện Diên Khánh: 08 sản phẩm (nhóm thực phẩm: 06 sản phẩm, nhóm đồ uống: 01 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ: 01 sản phẩm) với 07 chủ thể tham gia (03 doanh nghiệp, 01 HTX, 03 hộ kinh doanh cá thể). Huyện Cam Lâm: 04 sản phẩm (nhóm thực phẩm: 04 sản phẩm) với 04 chủ thể tham gia (01 doanh nghiệp, 01 HTX, 01 THT). Huyện Khánh Vĩnh: 05 sản phẩm (nhóm thực phẩm: 05 sản phẩm) với 04 chủ thể tham gia (01 doanh nghiệp, 01 HTX, 02 hộ kinh doanh cá thể). Thành phố Cam Ranh: 05 sản phẩm (nhóm thực phẩm: 05 sản phẩm), với 05 chủ thể tham gia (01 doanh nghiệp, 03 HTX, 01 THT). Huyện Khánh Sơn: 19 sản phẩm (nhóm thực phẩm: 18 sản phẩm, nhóm đồ uống: 01 sản phẩm) với 15 chủ thể tham gia (01 doanh nghiệp, 02 HTX, 11 THT, 01 hộ kinh doanh cá thể). Kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Giai đoạn 2019 - 2021, tỉnh Khánh Hòa có 44 sản phẩm của 30 chủ thể (gồm 07 doanh nghiệp, 09 HTX, 10 THT, 04 hộ kinh doanh) được UBND tỉnh công nhận và xếp hạng đạt từ 03 sao trở lên; trong đó có 02 sản phẩm đạt 04 sao và 42 sản phẩm đạt 03 sao, cụ thể: 02 sản phẩm đạt 04 sao gồm: Dưa lưới Ô Xanh (Công ty TNHH Nông nghiệp thương mại bền vững Diệp Châu, thôn đông xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh); Rong nho OKINAWA (Công ty TNHH D&T). 42 sản phẩm đạt 03 sao gồm: Sầu riêng (12 sản phẩm của 12 chủ thể); Mía tím (01 sản phẩm của 01 chủ thể); Bưởi da xanh (03 sản phẩm của 03 chủ thể); Dưa lưới (01 sản phẩm của 01 chủ thể); Nấm linh chi đỏ (01 sản phẩm của 01 chủ thể); 04 sản phẩm (nấm linh chi, nấm bào ngư, nấm hương, nấm mèo của 01 chủ thể); Xoài úc (01 sản phẩm của 01 chủ thể); Rau muống (01 sản phẩm của 01 chủ thể); Gạo Ngọc Quang (01 sản phẩm của 01 chủ thể); Nếp Quạ Ninh Đông và gạo thảo dược (02 sản phẩm của 01 chủ thể); Xoài sấy dẻo (01 sản phẩm của 01 chủ thể); Chả cá (02 sản phẩm của 01 chủ thể); trầm cảnh mỹ nghệ (01 sản phẩm của 01 chủ thể); Yến sào (04 sản phẩm của 01 chủ thể); gia vị (05 sản phẩm của 01 chủ thể); mật chuối và chuối sấy (02 sản phẩm của 01 chủ thể). Về Kinh phí thực hiện: Trong 3 năm (2019-2021), UBND tỉnh đã có Quyết định cấp 13.062 triệu đồng (vốn đối ứng của các chủ thể sản xuất là 19.0670 triệu đồng) cho các đơn vị, địa phương để tổ chức triển khai thực hiện chương trình. Nhưng việc thực hiện giải ngân kinh phí hàng năm chỉ đạt 15,5% - 20%, nguyên nhân là do cơ chế, chính sách hỗ trợ được thực hiện lồng ghép từ nhiều chính sách đã được ban hành, tuy khá đầy đủ, nhưng lại thiếu đồng bộ, luôn thay đổi, chưa được xác định rõ ràng, dẫn đến sự lúng túng và khó khăn cho các địa phương, dẫn đến không thực hiện hết nguồn kinh phí hỗ trợ.
Tiếp tục thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1467/QĐ-UBND ngày 20/5/2022; theo đó có 62 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình. Qua làm việc với các địa phương, đến trực tiếp cơ sở sản xuất của các chủ thể để khảo sát, tư vấn về Chương trình, đã nâng tổng số sản phẩm tham gia năm 2022 lên 80 sản phẩm của 51 chủ thể. Các sản phẩm này được phân thành 4 nhóm ngành gồm: thực phẩm, đồ uống, thảo dược và thủ công mỹ nghệ, trang trí; trong đó: Huyện Vạn Ninh có 18 sản phẩm (chả cá hấp, chả cá chiên, nhang trầm hương, nước uống đóng chai, dừa xiêm, tỏi sẻ, hàu sữa sống, nấm linh chi, nấm bào ngư xám, nước mắm cá cơm, hoa cúc, yến sào…); thị xã Ninh Hòa có 12 sản phẩm (bưởi da xanh, bánh tráng, thịt gà, thảo mộc gội đầu túi lọc, bồ câu thịt, trà dược liệu xáo tam phân, cà phê rang xay, dừa quả, khoai sáp ruột vàng, nước yến sào…); huyện Diên Khánh có 6 sản phẩm (gạo, nước uống đóng chai, nước mía, nem chua, chả lụa); thành phố Nha Trang có 9 sản phẩm (các sản phẩm chế biến từ rong biển, tổ yến, sữa non tổ yến); huyện Cam Lâm có 6 sản phẩm (xoài Úc, xoài sấy của các công ty, hợp tác xã trên địa bàn huyện); thành phố Cam Ranh có 5 sản phẩm (tôm hùm, thịt dê thương phẩm, xoài sấy dẻo, táo, nước sốt); huyện Khánh Vĩnh có 2 sản phẩm (bưởi da xanh của các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện) và huyện Khánh Sơn có 10 sản phẩm (trà vối túi lọc, măng khô, chuối sấy dẻo, sầu riêng cấp đông, trái sầu tiêng tươi, trái chuối tươi, mật chuối…). Tổng kinh phí thực hiện chương trình OCOP năm 2022 của tỉnh Khánh Hòa là 9,590 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ chương trình 7,256 tỷ đồng và vốn đối ứng 2,334 tỷ đồng.
Khánh Hòa hướng tới việc hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 200 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh, và 3 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, địa phương đang tập trung triển khai một số giải pháp trọng tâm như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân và doanh nghiệp; tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức chỉ đạo thực hiện Chương trình; tăng cường chuyển đổi số; đổi mới và đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Trần Minh Ngọc