Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khó để giải ngân hết số vốn đầu tư công trong năm 2020

Trong một báo cáo của Bộ Tài chính gửi lên Chính phủ mới đây, dù tốc độ giải ngân đã nhanh hơn nhưng thực trạng giải ngân đầu tư công hiện nay rất chậm.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa kết thúc năm 2020, với tốc độ giải ngân hiện nay, nhiệm vụ giải ngân hết số vốn đã phân bổ 523.630 tỷ là rất khó...Chỉ còn hơn 1 tháng nữa kết thúc năm 2020, với tốc độ giải ngân hiện nay, nhiệm vụ giải ngân hết số vốn đã phân bổ 523.630 tỷ là rất khó...

Cụ thể, tính đến 23/10/2020, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước của 52/53 Bộ, cơ quan trung ương và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 54/54 báo cáo phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia của các đơn vị.

Tổng số vốn đã phân bổ là 523.650 tỷ đồng, đạt 109,53% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (478.105 tỷ đồng).

Về kết quả giải ngân, theo báo cáo, lũy kế thanh toán đến 30/9/2020 đạt 53,36% kế hoạch, ước 10 tháng đạt 60,37% kế hoạch. Trong đó, đối với kế hoạch các năm trước kéo dài chuyển sang năm 2020 (91.495 tỷ đồng), lũy kế thanh toán đến 30/9/2020 đạt 56,99% kế hoạch; ước thanh toán 10 tháng đạt 63,38% kế hoạch.

Đối với kế hoạch vốn năm 2020, tỷ lệ giải ngân 9 tháng đạt 60,14% và ước 10 tháng đạt 68,26% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm (cao hơn cùng kỳ năm 2019 là 54,69%).

Báo cáo cũng cho hay, có 13 Bộ, cơ quan trung ương và 21 địa phương có ước tỷ lệ giải ngân đến 31/10/2020 đạt trên 70%, trong đó, 8 Bộ, cơ quan trung ương và 7 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 80% gồm: Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thông tấn xã Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Bộ Nội vụ, Kiểm toán nhà nước, Ngân hàng nhà nước, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bến Tre, Tây Ninh.

Song, vẫn còn 18 Bộ, cơ quan trung ương và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 45%, trong đó, có 8 Bộ, cơ quan trung ương và 1 địa phương (tỉnh Đồng Nai) có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20%.

Hiện có 9 bộ ngành và 9 địa phương có văn bản đề nghị chuyển trả lại kế hoạch vốn để điều chỉnh cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khác với tổng số vốn là 6.338 tỷ đồng. 

Thủ tướng cũng nhiều lần nhấn mạnh các địa phương không tiêu hết tiền đầu tư công thì trả lại tiền cho Chính phủ để điều chuyển ngay. 

“Phải giải ngân hết số vốn còn lại ở các bộ, các ngành, địa phương. Nếu không làm việc đó thì cương quyết có chế tài kèm theo để xử lý vấn đề đến nơi đến chốn. Không thể nói mà không làm, không thể có tiền mà không tiêu được do sự chủ quan, việc tổ chức thực hiện kém”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp phương án cắt giảm vốn của các Bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân đến 30/9/2020 dưới 60% kế hoạch vốn ngân sách trung ương đã được giao từ đầu năm 2020 để điều chỉnh cho các dự án quan trọng, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ, có khả năng giải ngân nhanh vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương năm 2020 và các dự án khẩn cấp như ứng phó với biến đổi khí hậu, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trong tháng 10/2020.

Nhằm đôn đốc tiến độ giải ngân vốn, Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội, ông Vương Đình Huệ cũng đã giao các quận, huyện triển khai quyết liệt Nghị quyết số 22/NQ-HĐND của Thành phố, kiên quyết giải ngân hết số vốn đã giao, bao gồm cả nguồn chuyển dự toán từ năm trước; tăng cường phân cấp quyết định chủ trương đầu tư.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng đẩy nhanh tốc độ giải ngân luôn đi cùng với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư công. Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiến nghị xử lý tài chính hàng chục nghìn tỷ đồng và đưa ra nhiều kiến nghị để các bộ, ngành, địa phương kịp thời khắc phục bất cập, thiếu sót trong chỉ đạo điều hành, quản lý dự án; đồng thời đề xuất xem xét, sửa đổi kịp thời các quy định, chính sách không phù hợp để nâng cao hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công.

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên cho rằng, cần nghiên cứu nguyên nhân cốt lõi gây chậm giải ngân vốn đầu tư công hiện nay do vướng mắc cơ chế chính sách, thể chế hay vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để sớm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nếu chỉ có quyết tâm, nỗ lực của lãnh đạo các địa phương như gần đây là chưa đủ, vì hoạt động đầu tư công phụ thuộc rất lớn vào thể chế, hệ thống pháp luật.

 Khánh Yên (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Sinh viên Trường Đại học Phan Thiết nhận học bổng Năng lượng tương lai năm 2024
Sinh viên Trường Đại học Phan Thiết nhận học bổng Năng lượng tương lai năm 2024

AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với Trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.

Khách du lịch đến Quảng Bình đạt 411 nghìn khách trong tháng 4/2024
Khách du lịch đến Quảng Bình đạt 411 nghìn khách trong tháng 4/2024

Thông tin từ Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, trong tháng 4/2024, các chỉ tiêu phát triển du lịch trong tỉnh Quảng Bình đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng gay gắt khắp cả nước
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng gay gắt khắp cả nước

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, cả 3 miền Bắc-Trung-Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng nắng nóng gay gắt trên diện rộng. Đây là hiện tượng thời tiết chưa từng xảy ra trong 10 năm trở lại đây.

“Siêu” cảng Logistics ICD Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động
“Siêu” cảng Logistics ICD Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động

Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh có tổng mức đầu tư gần 3.900 tỷ đồng, công suất thiết kế hàng hóa thông quan khoảng 530.000 TEU/năm. Hiện dự án đã đi vào hoạt động giai đoạn 1.

Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách
Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách

Tháng 4/2024 là tháng khởi động mùa du lịch biển, đồng thời trong tháng có nhiều dịp nghỉ lễ nên lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh. Dự ước trong tháng 4/2024, lượng khách du lịch đạt 1,05 triệu lượt, tăng 16,6%.

VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%
VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.