Theo đó, năm 2020, Bộ LĐ-TB&XH được giao hai nhiệm vụ: trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu tháng và giờ đối với người lao động theo hợp đồng lao động để áp dụng cho năm 2021; báo cáo Chính phủ về xác định tiền lương tối thiểu theo giờ.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, hai nhiệm vụ nêu trên được đề xuất vào thời điểm cuối năm 2019, trong bối cảnh dự kiến tình hình kinh tế - xã hội năm 2020 có sự tăng trưởng và phát triển tốt, các yếu tố xác định mức lương tối thiểu (tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, quan hệ cung cầu lao động, việc làm, thất nghiệp, năng suất lao động, khả năng chi trả của doanh nghiệp...) dự kiến diễn biến thuận lợi cho việc điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu từ năm 2021 để góp phần cải thiện đời sống của người lao động.

Báo cáo Thủ tướng chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021Báo cáo Thủ tướng chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021

Tuy nhiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng toàn cầu, tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội. Dịch bệnh đã khiến tình hình kinh tế - xã hội trong nước bị tác động nghiêm trọng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng, người lao động mất việc làm, có thể 30,8 triệu lao động bị ảnh hưởng do nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập và nghỉ việc. Đến nay vẫn chưa thể dự báo được diễn biến dịch bệnh và tác động tới nền kinh tế.

Hội đồng Tiền lương quốc gia đã nhóm họp 2 lần để thảo luận về mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2021 và đi đến thống nhất khuyến nghị là tiếp tục duy trì mức lương tối thiểu hiện hành của năm 2020 cho tới hết năm 2021.

Hội đồng Tiền lương quốc gia đã nhóm họp 2 lần để thảo luận về mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2021 và đi đến thống nhất khuyến nghị là tiếp tục duy trì mức lương tối thiểu hiện hành của năm 2020 cho tới hết năm 2021.

 Thiên Trường