Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lại phát hiện heo “dính” thuốc an thần - Hậu quả của việc xử lý như "gãi ngứa?

Đây không phải lần đầu phát hiện việc tiêm thuốc an thần cho heo. Chắc chắn nhiều người vẫn chưa quên vụ 3.750 con heo của 13 thương lái nhập vào lò mổ Xuyên Á dương tính với thuốc an thần trước khi giết mổ vào cuối năm 2017. Sau đó không lâu, lại phát hiện lô heo bị tiêm thuốc an thần tại lò Hòa Phú (huyện Củ Chi). Phải chăng việc xử lý như "gãi ngứa" làm cho các lò mổ “nhờn thuốc”?

Nhiều phẩn nộ ... vẫn tái diễn

Mới đây nhất là khoảng 21h ngày 20/3, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường (C49B) bất ngờ tiến hành kiểm tra cơ sở tập kết, trung chuyển heo tại khu phố 7, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) do ông Phạm Mạnh Công (ngụ tỉnh Long An) làm chủ. Thời điểm kiểm tra, lực lượng công an phát hiện nhiều kim tiêm, vỏ chai thuốc an thần và 79 con heo bị bơm nước nằm la liệt, không có khả năng di chuyển.

Lại phát hiện heo “dính” thuốc an thần - Hậu quả của việc xử lý như

Heo "dính" thuốc an thần nằm la liệt vừa phát hiện tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai)

Làm việc với cơ quan công an, ông Công cho biết số heo này được thu mua trên thị trường, sau đó đưa về khu phố 7, phường Long Bình rồi chuyển đến lò của ông Nguyễn Văn Dẫn (Long An) để giết mổ. Trước khi đưa heo về Long An, các đối tượng đã bơm nước cho heo tăng trọng lượng. Làm việc với lực lượng công an, chủ cơ sở thừa nhận hành vi bơm nước cho heo, song ông Công không thừa nhận việc tiêm thuốc an thần.

Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường tiếp tục phối hợp cùng ngành chức năng tỉnh Đồng Nai điều tra, làm rõ sự việc bơm nước và có dấu hiệu tiêm thuốc an thần cho heo.

Lại phát hiện heo “dính” thuốc an thần - Hậu quả của việc xử lý như

Vụ 3.750 con heo bị tiêm thuốc an thần phát hiện tại cơ sở Xuyên Á cuối năm 2017

Sau vụ 3.750 con heo của 13 thương lái nhập vào lò mổ Xuyên Á dương tính với thuốc an thần lãnh đạo nhiều cơ quan đã lên tiêng, như Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định việc tiêm thuốc an thần ngay trước khi giết mổ là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý theo trách nhiệm của mình.

“Thành phố đã được Trung ương cho phép thành lập Ban Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng thời gian qua còn nhiều hạn chế. Sự việc gần đây nhất là heo bị tiêm thuốc an thần, chúng ta cần phải suy nghĩ về vấn đề này. Đừng để người dân lo lắng về an toàn vệ sinh thực phẩm”, ông Nhân nói.

Ông Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Phước Trung phát biểu: “phải xem vụ việc lần này là một tội ác, không thể chấp nhận việc tiếp tay cho tội ác. Nếu phát hiện có tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ, sẽ buộc thôi việc”.

Bà Phan Thị Việt Thu – Phó chủ tịch Hội Người tiêu dùng TP. HCM nói: “Tất cả biện pháp về hành chính thì tôi cho rằng thường không có hiệu quả, những trường hợp gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng đối với thực phẩm chế biến hoặc thực phẩm nuôi trồng, chỉ cần phát hiện chất độc ảnh hưởng đến sức khoẻ thì nên đưa vào hình sự”

Xử lý như "gãi ngứa" làm cho các lò mổ “nhờn thuốc”?

Bức xúc trước vấn nạn thực phẩm liên tục bị đầu độc, nhất là sau vụ vụ 3.750 con heo của 13 thương lái nhập vào lò mổ Xuyên Á, PGS. Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. HCM cho rằng, lâu nay việc xử lý thiếu tính triệt để đã khiến những kẻ làm ăn bất chính lách luật, thậm chí là “nhờn thuốc”.

TP. HCM là nơi phát hiện tình trạng này, nhưng không đồng nghĩa với việc heo tại các địa phương khác không bị tiêm thuốc an thần, không chứa chất nguy hại. Do đó, cùng với TP. HCM, các địa phương khác cũng phải tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý.

Lại phát hiện heo “dính” thuốc an thần - Hậu quả của việc xử lý như

Nhiều người cho rằng, mức xử phạt có thể được áp dụng này vẫn còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe

Bà Phong Lan lo ngại, sau các loại chất tạo nạc, thuốc an thần..., có thể những đối tượng làm ăn bất chính sẽ còn tìm mọi cách để qua mặt cơ quan chức năng, tiếp tục sử dụng các chất nguy hại khác trên heo và nhiều mặt hàng thực phẩm. Việc xử phạt vi phạm hành chính, buộc tiêu hủy đối với hành vi tiêm thuốc an thần hàng loạt trên heo gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng là chưa phù hợp, cần phải sớm điều chỉnh các quy định pháp lý để chặn đứng hành vi tội ác đối với cộng đồng từ những kẻ làm ăn bất chính.

Theo các Khoản 10, Điều 20 - Nghị định 90/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định: Phạt tiền từ 30-35 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển, lưu giữ, giết mổ động vật để làm thực phẩm mà động vật đó bị sử dụng thuốc an thần không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền. Bên cạnh đó, cơ sở vi phạm còn bị xử phạt bổ sung với hình thức đình chỉ hoạt động từ 3 - 6 tháng.

Nhiều người cho rằng, mức xử phạt có thể được áp dụng này vẫn còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe bởi đây là hành vi tiêm thuốc an thần với một số lượng lớn, có nguy cơ hủy hoại sức khỏe cộng đồng.

 Lại phát hiện heo “dính” thuốc an thần - Hậu quả của việc xử lý như

Dụng cụ tiêm thuốc an thần vào heo được cơ quan chức năng phát hiện tại lò mổcơ sở Xuyên Á

Thuốc an thần sử dụng trên heo đã được ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định không thuộc danh mục thuốc cấm sử dụng trong thú y. Tuy nhiên, việc tiêm thuốc an thần cho heo trước khi giết mổ là trái chỉ định của nhà sản xuất thuốc, là hành động đáng lên án. Nếu con người sử dụng thường xuyên thịt động vật có chứa thuốc an thần, sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa, hội chứng thận hư, bệnh thần kinh, đãng trí, trầm uất, run chân tay...

Hải Dương - Kiều Duyên

Bài liên quan

Tin mới

Thổ Nhĩ Kỳ đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel do "thảm kịch nhân đạo"
Thổ Nhĩ Kỳ đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel do "thảm kịch nhân đạo"

Đại diện Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này đã ngừng tất cả các hoạt động giao thương với Israel kể từ ngày 2/5, do "thảm kịch nhân đạo ngày càng trở nên tồi tệ" tại các vùng lãnh thổ của Palestine.

Vận tải hành khách và hàng hóa tăng so với cùng kỳ năm trước
Vận tải hành khách và hàng hóa tăng so với cùng kỳ năm trước

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, vận chuyển hành khách tăng 8,4% và luân chuyển tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa tăng 12,7% và luân chuyển tăng 7,6%.

Quân và dân đồng bằng Bắc Bộ phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ
Quân và dân đồng bằng Bắc Bộ phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm phần lớn Liên khu 3 và Khu Tả ngạn, là địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu trong thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Giai đoạn cuối của chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954, quân và dân đồng bằng Bắc Bộ đã phối hợp hiệu quả với chiến trường chính, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Phát động Cuộc thi Robocon với chủ đề “Khám phá du lịch Bắc Giang”
Phát động Cuộc thi Robocon với chủ đề “Khám phá du lịch Bắc Giang”

Ngày 2/5, tại Trường THPT Chuyên Bắc Giang, Ban Tổ chức Cuộc thi Robocon tổ chức phát động Cuộc thi Robocon tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất, năm 2024 với chủ đề “Khám phá du lịch Bắc Giang”.

Thương hiệu VietABank – Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á
Thương hiệu VietABank – Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, kết thúc qúy I/2024, dòng tiền kinh doanh của thương hiệu VietABank đang âm 7.727 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2023 cũng âm 14.959 tỷ đồng. Dòng tiền đầu tư âm 9,5 tỷ đồng do VietABank tiêu tốn vào mua sắm tài sản cố định. Vậy, bức tranh tài chính của thương hiệu VietABank ra sao, hãy cùng Thương hiệu và Công luận tìm hiểu.

Ngân hàng JPMorgan Chase Mỹ, lo lắng bị Moscow tịch thu tài sản
Ngân hàng JPMorgan Chase Mỹ, lo lắng bị Moscow tịch thu tài sản

Đại diện ngân hàng JPMorgan Chase Mỹ thông tin rằng, tài sản của họ ở Nga có thể bị tịch thu sau các vụ kiện ở Nga và Mỹ.