Theo đó, nhãn hiệu “Cà phê Cầu Đất Đà Lạt' được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), cấp độc quyền cho tỉnh Lâm Đồng. Các sản phẩm được cấp chứng nhận gồm cà phê nhân, cà phê bột thuộc loại cà phê Arabica (cà phê chè).
Lãnh đạo UBND TP. Đà Lạt nhận chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu “Cà phê Cầu Đất Đà Lạt”
Arabica là giống cà phê có giá trị kinh tế cao, được trồng ở một số vùng trong nước, nhưng dòng Arabica trồng ở Đà Lạt được đánh giá chất lượng cao nhất do thổ nhưỡng thuận lợi, biên độ nhiệt, sương phù hợp ở độ cao trên 1.500m so với mực nước biển. Cà phê Arabica Đà Lạt có hương thơm thanh tao và tinh tế, được thị trường thế giới ưa chuộng.
Arabica trồng tại vùng Cầu Đất (xã Xuân Trường) Đà Lạt
Cà phê Arabica được trồng tại Đà Lạt khoảng 100 năm trước. Hiện nay, địa phương có khoảng 3.500 ha cà phê Arabica, năng suất bình quân 2,7 tấn/ha, sản lượng gần 11.000 tấn/năm, phân bổ chủ yếu tại vùng Cầu Đất (xã Xuân Trường), xã Trạm Hành, Xuân Thọ và một số phường trên địa bàn TP. Đà Lạt.
Thu hoạch cà phê Arabica Cầu Đất, xã Xuân Trường, Đà Lạt
Theo UBND TP. Đà Lạt, sau khi được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu, địa phương sẽ phát triển diện tích, hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất cà phê trên địa bàn các xã, phường làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nông dân; hình thành chuỗi liên kết trong ngành cà phê; bảo đảm cà phê được phơi, sấy đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Hình thành chuỗi liên kết trong ngành cà phê; hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp chủ động tạm trữ cà phê, tham gia điều tiết cung cầu trên thị trường; đảm bảo 100% cà phê được phơi, sấy đạt tiêu chuẩn kỹ thuật; nâng tỷ lệ chế biến ướt đạt 100% sản lượng đến năm 2020.
Cao Diên – Hải Dương