Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lũ về sớm, Kiên Giang dốc toàn lực cứu lúa

Mấy ngày gần đây, nước lũ đã bắt đầu tràn qua đập Tha La và Trà Sư đổ về vùng tứ giác Long Xuyên khiến mực nước ở khu vực này lên rất nhanh, nhiều diện tích lúa bị ngập. Ngoài hỗ trợ từ chính quyền địa phương, người dân các xã trên địa bàn chủ động góp hàng tỷ đồng gia cố đê bao, quyết tâm bảo vệ sản xuất.

Chính quyền địa phương đã huy động tổng lực nhân dân để ứng phó, thu hoạch lúa chạy lũ và đắp đê bao ngăn lũ. Theo ghi nhận của phóng viên, ở Kiên Giang, xã Vĩnh Phú là địa phương đầu nguồn tiếp giáp với An Giang. Đây cũng là địa phương bị ảnh hưởng sớm nhất, nghiêm trọng nhất.

Lũ về sớm, Kiên Giang dốc toàn lực cứu lúa - Hình 1

Nông dân lao đao vì nước lũ tràn vào ruộng lúa (Ảnh: NQ)

Tại xã Vĩnh Phú, hiện nay, toàn bộ diện tích lúa hè thu hơn 1000 ha trong xã bị ngập chìm trong nước. Hầu hết diện tích lúa này không có đê bao hoặc đê bao yếu và thấp. Do nhiều năm không có lũ lớn nên người dân lẫn chính quyền cũng chủ quan, vì vậy khi lũ về sớm, nước lên nhanh làm cho nhiều hộ dân và chính quyền địa phương ứng phó rất vất vả.

Không chờ đợi sự hỗ trợ từ Sở NN&PTNT, lãnh đạo xã đã nhanh chóng huy động tổng lực nhân dân đóng góp cả vật chất lẫn ngày công hơn 3 tỷ đồng, 60 máy đào đất để đắp hơn 100 km đê bao bảo vệ lúa tránh bị thiệt hại do lũ.

“Năm nay tình hình lũ về sớm, bà con ở đây lúa bị thiệt hại. Bây giờ nhờ anh em hùn giúp với nhau đắp đê chống lũ để giữ lại số lúa ăn được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Mong ở trên ủng hộ tinh thần, tiếp cho dân chống lũ”, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm ở ấp T4, xã Vĩnh Phú cho biết.

Bên cạnh đó, Đồn Biên phòng Vĩnh Điều và Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang cũng đã đưa gần 200 cán bộ, chiến sĩ xuống giúp dân thu hoạch hơn 70% diện tích lúa bị ngập nước ở các xã. Đồng thời cùng với nhân dân tiến hành đắp bờ, gia cố các đoạn đê bao xung yếu để ngăn nước lũ tiếp tục gây hại các diện tích lúa còn lại.

Đối với các diện tích không thể gia cố được, các đơn vị tuyên truyền vận động người dân thu hoạch lúa trước từ 1 đến 2 tuần để chạy lũ.

“Hổm rày bể đê bao nước tràn vô ngập lúa, nhờ mấy anh bộ đội, biên phòng tiếp mấy ngày nay một ngày là ba bốn chục quân. Bữa nay được bao nhiêu lúa đây là mừng dữ lắm rồi nếu không là mất trắng. Bây giờ mướn cũng không có nhân công cắt lúa, chỉ hai vợ chồng thì cũng không cắt nổi, bộ đội và biên phòng giúp cắt được nhiêu đấy là quá mừng rồi”, anh Phan Văn Ngân ở ấp Mẹt Lung, xã Vĩnh Phú xúc động nói.

Lũ về sớm, Kiên Giang dốc toàn lực cứu lúa - Hình 2

Các thành viên Hợp tác xã nông nghiệp Tân Lợi đắp đập ngăn lũ (Ảnh: NQ)

Ông Phan Hồng Tấn (63 tuổi, ngụ ấp Tân Lợi, xã Tân Thành), cho biết: “Còn 6 ngày nữa mới đến thu hoạch nhưng phải cắt lúa non bán với giá 4.500 đồng/kg, thấp hơn 600 đồng/kg so giá thương lái đặt cọc trước đó. Tính ra vụ này không lãi đồng nào vì chi phí bơm tát tăng quá cao”.

Giữa ruộng lúa ngập nước, ông Võ Văn Hồng (ngụ ấp Chí Thành, xã Tân Thành), cho biết: “Tôi làm 20 công lúa giống ngắn ngày vậy mà cũng phải thu hoạch sớm. Bây giờ thu được bao nhiêu hay bấy nhiêu, 3 tháng trời dầm mưa dãi nắng không lời được một đồng”.

Dọc theo tuyến đường tỉnh 964 nối xã Tân Hội và Tân Thành, chúng tôi thấy có 3 con đập vừa được đắp mới. Đi sâu vào tuyến kênh 600 của xã Tân Thành, tiếng máy bơm nước rền đồng xen lẫn tiếng máy cắt đang khẩn trương giúp bà con thu hoạch sớm lúa để chạy lũ.

Lũ về sớm, Kiên Giang dốc toàn lực cứu lúa - Hình 3

Người dân đóng góp tiền của, công sức để đắp đập, gia cố đê bao ngăn lũ (Ảnh: NQ)

Theo bà Phan Kim Loan - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tân Hiệp, hiện toàn huyện đã thu hoạch được hơn 350ha lúa thu đông 2018, dự kiến đầu tháng 11 sẽ thu hoạch dứt điểm tổng diện tích 30.658ha. Do nước lũ ngày càng dâng cao, người dân đã gia cố các đê bao ở những khu vực thấp lên thêm 1-1,2m, với tổng chiều dài gần 77.000m. Bên cạnh đó, có 72 đập lớn được đắp tại các kênh đầu ngàn để ngăn nước lũ từ các kênh xáng tràn vào nội đồng, bảo vệ 17.258ha lúa thu đông đang giai đoạn làm đồng và trổ chín.

“Tổng kinh phí đầu tư các đập, đê bao trên 4 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp 2,5 tỷ đồng, phần còn lại huyện trích ngân sách dự phòng và tạm ứng nguồn thủy lợi phí năm 2019 để ứng phó tình thế cấp bách. Về lâu dài, huyện tích cực tuyên truyền, vận động người dân không làm lúa thu đông và chuyển sang trồng màu, nuôi cá trên ruộng lúa hoặc xả đập đón phù sa theo nước lũ về” - bà Loan cho biết.

Tại buổi làm việc với UBND huyện Tân Hiệp vừa qua, ông Phạm Vũ Hồng - Phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang đã lưu ý huyện cần tập trung các biện pháp ứng phó với lũ, tập trung gia cố đê bao nhằm đảm bảo sản xuất và ổn định đời sống người dân, nhất là ở các xã phía bắc kênh Cái Sắn giáp với vùng lũ. Nơi nào cần thu hoạch lúa để chạy lũ thì huy động lực lượng tại chỗ hoặc báo về tỉnh để bố trí lực lượng giúp dân.

Ông Hồng cho rằng: Trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, huyện cần phải dựa vào quy luật tự nhiên để bố trí thời vụ để tránh lũ, nên giảm bớt diện tích sản xuất lúa vụ 3, chỉ sản xuất lúa 2 vụ ăn chắc hoặc sản xuất 2 lúa - 1 màu.

Ông Đỗ Minh Nhựt, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cho rằng, trong tình hình hiện nay, các địa phương đã chủ động huy động nhân dân khẩn trương đắp đê bao ngăn nước lũ. Tỉnh sẽ có hướng dẫn và có hỗ trợ cụ thể cho các huyện.

“Khó khăn là huy động máy cobe để múc đất. Xã Vĩnh Phú, một xã huy động khoảng 60 chiếc để đắp mà vẫn không kịp. Nhiều xã vẫn chưa chuẩn bị tốt nên vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề máy móc, ông Nhựt cho biết.

Hiện nay, nước lũ từ vùng đầu nguồn An Giang đổ về xã Vĩnh Phú rất lớn. Người dân và chính quyền đang khẩn trương chạy đua trong công tác khắc phục, ứng phó với nước dâng cao. Nếu hệ thống đê bao vẫn không đắp kịp thì khả năng vài ngày tới khi tỉnh An Giang xả đập Trà Sư và Tha La, diện tích lúa bị thiệt hại rất lớn và công tác phòng, chống lũ càng khó khăn hơn.

Hải Đăng

Tin mới

“Siêu” cảng Logistics ICD Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động
“Siêu” cảng Logistics ICD Vĩnh Phúc giai đoạn 1 đã đi vào hoạt động

Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh có tổng mức đầu tư gần 3.900 tỷ đồng, công suất thiết kế hàng hóa thông quan khoảng 530.000 TEU/năm. Hiện dự án đã đi vào hoạt động giai đoạn 1.

Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách
Khởi động tháng du lịch, Nghệ An ước đạt 1,05 triệu lượt khách

Tháng 4/2024 là tháng khởi động mùa du lịch biển, đồng thời trong tháng có nhiều dịp nghỉ lễ nên lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh. Dự ước trong tháng 4/2024, lượng khách du lịch đạt 1,05 triệu lượt, tăng 16,6%.

VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%
VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ
Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an vừa có Thư khen, biểu dương thành tích xuất sắc của các đơn vị, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, làm giả thực phẩm chức năng chống đột quỵ quy mô lớn.

Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023
Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023

Số liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế quốc gia Mỹ (NCHS) thể hiện, số ca sinh tại nước này đã giảm từ 3.667.758 ca vào năm 2022 xuống còn 3.591.328 vào năm 2023.

Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024
Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024

Sáng ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024 của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (mã PET) đã không đủ điều kiện tổ chức. Theo quy định, PET sẽ tổ chức đại hội lần 2 sau 30 ngày kể từ ngày hôm nay.