Ảnh internet.
Luật Đất đai 2024 tạo điều kiện cho người gốc Việt giao dịch, sở hữu bất động sản như thế nào? Ảnh internet.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, tại Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định đối xử với người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam (công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài) bình đẳng như công dân Việt Nam ở trong nước, có đầy đủ các quyền và khả năng tiếp cận đất đai như cá nhân trong nước.

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài từng có quốc tịch Việt Nam và con cháu của họ (người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài) được giữ nguyên các quyền và khả năng tiếp cận đất đai như Luật Đất đai năm 2013.

Việc mở rộng quyền sử dụng đất với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam đã tạo điều kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài có môi trường thuận lợi để đầu tư, kinh doanh, làm việc… đây là chính sách tiến bộ, cởi mở của Luật Đất đai năm 2024, cùng sự thống nhất chính sách với Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2023, Luật Nhà ở năm 2023 sẽ tăng cơ hội tiếp cận, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đất đai, thu hút kiều hối, đầu tư của kiều bào ở nước ngoài, đẩy mạnh nền kinh tế, nhất là thị trường bất động sản.

Cùng với việc thuận lợi tiếp cận đất đai trong nước, chính sách này có thể tạo điều kiện thu hút lượng lớn trí thức, văn nghệ sĩ, doanh nhân, nhà khoa học, nhà quản lý người Việt Nam ở nước ngoài về nước đầu tư, sản xuất, kinh doanh, hướng về Tổ quốc và đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Luật Đất đai 2024 tạo điều kiện cho người gốc Việt giao dịch, sở hữu bất động sản như thế nào? Ảnh internet.
Luật Đất đai 2024 tạo điều kiện cho người gốc Việt giao dịch, sở hữu bất động sản như thế nào? Ảnh internet.

"Bên cạnh những chính sách riêng biệt cho các nhóm đối tượng đặc biệt như đồng bào dân tộc thiểu số, kiều bào, người nông dân, Luật Đất đai năm 2024 đã chỉnh lý, bổ sung nhiều quy định để tập trung phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân như: Quản lý chặt chẽ hơn việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất trong giai đoạn chưa thực hiện quy hoạch sử dụng đất (Điều 76); đa dạng hoá các hình thức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và người sử dụng đất được ưu tiên đăng ký lựa chọn hình thức bồi thường bằng tiền khi lập phương án (Điều 91)", Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân chia sẻ.

Việc sở hữu nhà ở, đất đai theo Luật đất đai 2013 có phân biệt quyền tiếp cận giữa người mua trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài (hay còn gọi là Việt kiều).

Tuy nhiên, với Luật Đất đai 2024 mới được thông qua đã quy định, người gốc Việt định cư ở nước ngoài nhưng không có quốc tịch Việt Nam thì có đầy đủ các quyền liên quan đến đất đai như người dân trong nước. Quy định mới được các thành viên thị trường đánh giá là sẽ tạo điều kiện cho người gốc Việt tiếp cận nhà ở được thuận lợi hơn.

Luật Đất đai 2024 tạo điều kiện cho người gốc Việt giao dịch, sở hữu bất động sản như thế nào? Ảnh internet.
Luật Đất đai 2024 tạo điều kiện cho người gốc Việt giao dịch, sở hữu bất động sản như thế nào? Ảnh internet.

Theo số liệu thống kê, thời gian qua, nhu cầu mua nhà ở của người nước ngoài và Việt kiều là rất lớn. Trước đây, người gốc Việt định cư ở nước ngoài khi mua nhà ở tại Việt Nam vẫn được xem là người nước ngoài.

Các giao dịch chủ yếu thuộc trong các dự án bất động sản và được sở hữu theo một hạng mức nhất định như dự án chung cư là 30%, không quá 10% đối với nhà phố… Hoặc nhờ người thân đứng tên dẫn đến không minh bạch về pháp lý. Do đó, quy định mới sẽ tạo ra sự bình đẳng giữa người dân trong nước và kiều bào trong việc mua bất động sản.

Ông Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý bất động sản cho rằng: "Quy định này đã đồng bộ với dự thảo Luật Đất đai 2024. Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn giữ quốc tịch có quyền kinh doanh bất động sản, được mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng như công dân Việt Nam ở trong nước. Điều này sẽ giúp người Việt Nam định cư ở nước ngoài dễ dàng hơn trong việc sở hữu bất động sản trong nước, góp phần giúp thị trường bất động sản phát triển, có thêm nguồn cầu.

Ảnh internet.
Luật Đất đai 2024 tạo điều kiện cho người gốc Việt giao dịch, sở hữu bất động sản như thế nào? Ảnh internet.

Theo ông Nguyễn Văn Đỉnh, trước đây, để mua được bất động sản trong nước, nhiều Việt kiều phải nhờ người thân đứng tên, dẫn đến những hệ lụy như kiện cáo, tranh chấp vì pháp lý thiếu minh bạch. Sửa đổi lần này ở Luật Kinh doanh bất động sản đã tạo sự bình đẳng giữa người dân trong nước và kiều bào trong việc mua bất động sản.

Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật, Đoàn luật sư TP. HCM cho rằng: "Theo quy định mới, người gốc Việt vẫn sẽ được thừa kế, thế chấp tất cả những nhà liền thổ, những sản phẩm bất động sản. Bên cạnh đó, việc mua bất động sản, họ vẫn sẽ mua trong dự án, nhưng việc giới hạn số lượng sản phẩm sẽ được nới lỏng hơn. Tôi nghĩ đây là điểm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho những người gốc Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài mà không có quốc tịch Việt Nam.

Bên cạnh đó, các quy định mới trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ năm 2025 tạo thuận lợi để người gốc Việt mua nhà ở, đầu tư tại Việt Nam với thủ tục đơn giản hơn. Đồng nghĩa sẽ hút thêm nguồn lực kiều hối đổ vào thị trường bất động sản".

Xuân Hải (t/h)