Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lý do Bộ Công Thương không đưa 6.800 MW nhiệt điện than vào Quy hoạch điện VIII

Tại tờ trình Chính phủ số 6328/TTr-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), Bộ Công Thương đã không đưa 6.800 MW nhiệt điện than vào cân đối.

Theo kết quả rà soát các dự án nhiệt điện than đến hết tháng 09/2022, Việt Nam đã có 39 nhà máy với tổng công suất 24.674 MW hiện đang vận hành. Hiện nay, còn 12 dự án nhiệt điện than 13.792 MW đã được giao chủ đầu tư, đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư và đang triển khai xây dựng. Còn lại 05 dự án có tổng công suất 6.800 MW đang chuẩn bị đầu tư, nhưng có khó khăn trong triển khai và thu xếp vốn, bao gồm Công Thanh (600 MW), Quảng Trị (1.200 MW), Sông Hậu II (2.000 MW), Nam Định 1 (1.200 MW), Vĩnh Tân III (1.800 MW).

Ảnh internet
Ảnh internet.

Trong các ngày từ 04-06/10/2022, Bộ Công Thương tiếp tục làm việc với 5 chủ đầu tư các dự án trên. Hai dự án Công Thanh và Quảng Trị chủ đầu tư đã thông báo không thể thực hiện tiếp nhiệt điện than, 03 dự án còn lại có Sông Hậu II chưa vay được vốn, đã vi phạm Hợp đồng BOT, còn Nam Định I, Vĩnh Tân III chưa tìm được cổ đông thay thế và chưa vay được vốn. Bộ này đã yêu cầu chủ đầu tư các dự án nêu trên, nếu không dừng dự án phải cung cấp được cam kết cụ thể bằng văn bản của chủ thể cho vay vốn, chậm nhất đến ngày 30/10/2022.

Bộ Công Thương cho hay, xét trên bối cảnh thực tế các dự án đang phải tìm cổ đông mới tham gia và tìm nguồn vốn, việc triển khai tiếp các dự án này là rất khó khăn. Do đó, trong tính toán quy hoạch lần này, Bộ Công Thương không đưa 6.800 MW các dự án này vào cân đối và bù bằng các nguồn khác, chủ yếu là điện gió, sinh khối.

Trước đó, trong quá trình rà soát trước đây, Bộ Công Thương đã đề xuất không đưa vào Quy hoạch điện VIII 13.220 MW nhiệt điện than. Trong đó có 8.420 MW do các Tập đoàn nhà nước được giao làm chủ đầu tư.

Tại tờ trình Chính phủ lần này, Bộ Công Thương cũng giữ nguyên ý kiến. Bởi theo phân tích thì hiện nay trên thế giới đang thử nghiệm công nghệ đốt kèm sinh khối/amoniac với than, đốt kèm hydro với khí thiên nhiên nhằm giảm phát thải của các nhà máy nhiệt điện than, nhiệt điện khí và tiến tới sản xuất điện hoàn toàn bằng nhiên liệu không phát thải. Chính vì vậy, Quy hoạch điện VIII đã định hướng quá trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện chạy than, khí tại Việt Nam đến năm 2050.

Ảnh internet
Ảnh internet.

Lộ trình thực hiện đối với các nhà máy nhiệt điện than dự kiến đốt kèm nhiên liệu sinh khối hoặc amoniac sau 20 năm vận hành với tỷ bắt đầu từ 20%, tăng dần dần lên 100%. Định hướng tới năm 2050 sẽ không còn nhà máy nhiệt điện sử dụng than trong hệ thống điện. Các nhà máy điện khí dự kiến đốt kèm hydro từ sau năm 2030, bắt đầu từ tỷ lệ 20%, tăng dần lên 100%.

“Trong tương lai khi công nghệ chín muồi, giá thành hydro giảm sẽ xây dựng các nhà máy điện thế hệ mới sử dụng hoàn toàn hydro. Định hướng đến năm 2050, phần lớn các nhà máy nhiệt điện khí sẽ chuyển sang sử dụng hydro”, Bộ Công Thương đề xuất.

Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, ước tính nhu cầu hydro để thay thế khi và sản xuất amoniac thay thế than khoảng 40 triệu tấn vào năm 2050; trong đó dự kiến 33 triệu tấn hydro xanh được sản xuất từ các nguồn điện gió và điện mặt trời. Quy hoạch điện VIII đã xác định các dự án điện gió, điện mặt trời phục vụ sản xuất hydro, không bán điện lên lưới điện quốc gia thuộc nhóm ưu tiên phát triển.

Ảnh trong bài chỉ mang tính chất minh họa.

Công Huy (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động
Hải Phòng Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động

Sáng 27/4, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp TP. Hải Phòng, Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động nhằm hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 và Ngày hội truyền thống các Cụm Văn hóa thể thao, Công nhân viên chức lao động TP Hải Phòng lần thứ 30.

Những lý do để bạn cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4
Những lý do để bạn cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Quảng Bình phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động
Quảng Bình phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 và khen thưởng đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) trực tiếp sản xuất, công tác năm 2023 – 2024.

Hai thương hiệu lớn ngành hàng không ký kết hợp tác chiến lược
Hai thương hiệu lớn ngành hàng không ký kết hợp tác chiến lược

SASCO - một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ phi hàng không tại Việt Nam và SAGS - Công ty dịch vụ mặt đất với hơn 20 năm phát triển, đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược toàn diện.

Ngân hàng Republic First Bank bị giới chức bang Pennsylvania, Mỹ đóng cửa vào hôm 26/4
Ngân hàng Republic First Bank bị giới chức bang Pennsylvania, Mỹ đóng cửa vào hôm 26/4

Các cơ quan quản lý bang Pennsylvania đã đóng cửa ngân hàng Republic First Bank có trụ sở tại Philadelphia vào hôm thứ Sáu, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại Mỹ trong năm nay.

TP. Hà Nội dự kiến giảm 61 đơn vị xã, phường sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
TP. Hà Nội dự kiến giảm 61 đơn vị xã, phường sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

UBND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 của thành phố. Dự kiến Hà Nội sẽ giảm 61 đơn vị xã, phường sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.