Mua lại Ngân hàng Đại Tín, Phạm Công Danh vướng vào bi kịch lao lý
Trong phiên xét xử ngày thứ 11 đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh diễn ra phần tranh tụng của các luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh, theo các luật sư, Phạm Công Danh vướng vào bi kịch lao lý bởi phải vay hàng nghìn tỷ đồng để cứu Ngân hàng Đại Tín.
Mua lại Ngân hàng Đại Tín - con đường đi đến vành móng ngựa
Luật sư Bùi Phương Lan cho rằng trả lời được câu hỏi “Vì sao Phạm Công Danh lại phải vay đến hàng nghìn tỷ đồng”, thì mới có cái nhìn khách quan và toàn diện về vụ án. Đồng thời, điều này cũng sẽ giải thích được con đường đi đến thảm kịch của một đại gia ngành xây dựng như ông Danh.
Luật sư cho rằng mua lại Ngân hàng Đại Tín là khởi nguồn cho con đường đi đến vành móng ngựa của Phạm Công Danh
Trước phần bào chữa của mình, luật sư cũng bày tỏ, không hiểu sao phần quan trọng như vậy lại bị HĐXX cho rằng nằm ngoài phạm vi vụ án. Và nếu không làm rõ, nhiều ngân hàng, nhiều công ty vẫn cho rằng Phạm Công Danh vay tiền vì tư lợi cá nhận. “Nếu công luận hiểu như vậy, thì oan ức cho cả bị cáo lẫn HĐXX”, luật sư Lan nói.
Theo luật sư Lan, quyết định mua lại Ngân hàng Đại Tín là khởi nguồn cho con đường đi đến vành móng ngựa của Phạm Công Danh. “Đại Tín lúc đó rất khó khăn, ông Phạm Công Danh tin vào sự hỗ trợ của NHNN, sự hợp tác của bà Hứa Thị Phấn nên đã huy động toàn lực, cả tiền của mình, của Tập đoàn Thiên Thanh để giải cứu ngân hàng này. Từ xưa tới giờ, có doanh nghiệp nào đi xuất vốn của mình để cứu ngân hàng không?”, luật sư Lan đặt câu hỏi.
Số tiền khổng lồ trả cho bà Hứa Thị Phấn, tiền lãi ngoài trả cho nhóm Dr. Thanh đã tạo áp lực khiến số tiền Phạm Công Danh bỏ ra không đủ. Từ đó, bị cáo đã phải đi vay nhiều ngân hàng khác để bù đắp vào.
“Đúng là Phạm Công Danh có hành vi sai phạm trong quá trình điều hành Ngân hàng Xây dựng. Nhưng xuất phát từ mục đích cứu ngân hàng lúc đó gần như phá sản”, luật sư nói. Các khoản tiền vay chuyển đi qua nhiều người rồi về đến tay Phạm Công Danh, tuy nhiên, luật sư cho rằng ông Danh dùng trả nợ chứ không hề tiêu xài cá nhân.
Cùng quan điểm, luật sư Phan Trung Hoài nói: “Từ chỗ là người chủ của một doanh nghiệp có lịch sử hơn 50 năm hình thành và phát triển, tích lũy một khối lượng tài sản có giá trị đặc biệt lớn, trải dài từ TP. HCM đến các địa phương khác trong cả nước, sau khi nhận chuyển nhượng cổ phần và nắm quyền điều hành VNCB, bỗng chốc tiêu tan sự nghiệp, thân phận bị cầm tù với bản án 30 năm. Câu hỏi đặt ra: Vì sao nên nỗi?”.
Theo luật sư Hoài, suy nghĩ ban đầu của ông Phạm Công Danh khi nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ của các cổ đông tại Ngân hàng Đại Tín không phải để mua ngân hàng này, mà là để mua các bất động sản của nhóm khoảng 30 doanh nghiệp (bà Hứa Thị Phấn được coi là đại diện cho “nhóm Phú Mỹ” gồm 30 công ty).
Khi thị trường bất động sản tốt lên, ông Phạm Công Danh hy vọng sẽ bán được các bất động sản này, trong đó có 2 bất động sản ở quận 2 và Nhà Bè, sẽ có tiền để tái cơ cấu ngân hàng. Đây có thể nói là sai lầm “chết người” của ông Phạm Công Danh, vì thực tế số tài sản nói trên không chuyển nhượng được do 30 doanh nghiệp kia không ủy quyền cho bà Phấn và cũng không chịu ủy quyền cho ông Danh, trong khi ông Danh đã thanh toán 3.658 tỷ đồng vào tài khoản của bà Hứa Thị Phấn tại Ngân hàng Đại Tín.
4.500 tỷ đồng đã triệt tiêu là không hợp lý
Về số tiền 4.500 tỷ dùng để tăng vốn điều lệ bất thành, luật sư Phan Trung Hoài đặt câu hỏi: Vì sao đến giai đoạn 2 thì 4.500 tỷ đồng này bị “triệt tiêu” và không được cấn trừ cho việc khắc phục hậu quả vụ án của ông Phạm Công Danh?
Hơn 70 luật sư bào chữa cho các bị cáo
Luật sư viện dẫn theo cáo trạng trong giai đoạn từ ngày 14/02/2014 đến 26/07/2014, Ngân hàng Xây dựng đã sử dụng hơn 7.600 tỷ đồng bao gồm tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác (trong đó có bao gồm số tiền 4.500 tỷ đồng gửi tại Liên Việt Postbank chuyển về Sở Giao dịch NHNN).
Tuy nhiên, không rõ dựa trên căn cứ nào, cáo trạng lại cho rằng VNCB báo cáo đến trước ngày CQĐT khởi tố vụ án (26/7/2014), toàn bộ số tiền này được hoà chung vào tiền mặt, tiền gửi của VNCB tại NHNN và tại các tổ chức tín dụng khác để sử dụng vào việc chung của VNCB.
Luật sư Hà Hải cũng chỉ ra rằng trong quá trình xét hỏi, bên cạnh nhắc lại số tiền 4.500 tỷ đồng hòa vào dòng tiền chung của VNCB, thì HĐXX còn công bố báo cáo của VNCB về khoản tiền này . Như vậy, xác định nhóm ông Phạm Công Danh đã nộp 4.500 tỷ đồng vào Sở Giao địch NHNN để tăng vốn điều lệ là có thật.
Theo luật sư Bùi Phương Lan, 4.500 tỷ là số tiền quá lớn, tồn tại vật chất nên không thể tự mất đi. Nó phải có báo cáo tài chính rõ ràng, vấn đề là ai sử dụng, sử dụng như thế nào?...
“Theo quy định của pháp luật, không phải tiền cứ chuyển vào ngân hàng là tiền của ngân hàng. Mặc dù số tiền 4.500 tỷ đồng mà các bị cáo đã chuyển vào tài khoản của VNCB nhưng chưa phải là tiền của ngân hàng”, luật sư khẳng định.
Theo luật sư, số tiền này cần hoạch toán vào khoản phải trả, nên việc Ngân hàng CB nói số tiền này đã hòa vào dòng tiền chung của ngân hàng là trái quy định, là xâm phạm quyền vụ chính đáng của các bên. Vì vậy, lý do CB nói số tiền 4.500 tỷ đồng đã triệt tiêu là không hợp lý và không có tính pháp lý.
Luật sư đề nghị không xem xét vấn đề thiệt hại từ lãi suất dự kiến
Luật sư Trần Minh Hải cho rằng, thân chủ của ông không chối tội, nhưng luật không quy định nào về việc trường hợp cấp tín dụng phải có tài sản bảo đảm.
Theo luật sư, vấn đề thiệt hại từ lãi suất dự kiến thời gian gần đây xuất hiện ở một số vụ đại án lại tái diễn ở phiên tòa này. Qua thực tiễn và cơ sở pháp lý, luật sư Hải đề nghị HĐXX không xem xét vấn đề thiệt hại từ lãi suất dự kiến.
Vị luật sư cho rằng VKS đang căn cứ vào bản kết luận giám định lãi suất dự kiến để truy tố các bị cáo có hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước. Nếu căn cứ kết luận này là trái hoàn toàn nghị quyết 03/2006/HĐTP-TANDTC hướng dẫn về bồi thường thiệt hại: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại phải là thiệt hại thực tế đã xảy ra.
Theo luật sư Hải, bản kết luận giám định lãi suất dự kiến đang tạo tiền lệ vô cùng nguy hiểm cho tất cả các mối quan hệ dân sự, thương mại, kinh tế khi giao kết hợp đồng. Với kết luận không có căn cứ pháp luật kế toán, giả định như trên thì luật sư Hải lo ngại rằng ai cũng có thể phạm tội trong tương lai khi hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.
Trong phần tự bào chữa của mình, bị cáo Phạm Công Danh khẳng định trước khi bị khởi tố, 4.500 tỷ dùng để tăng vốn cho VNCB vẫn còn. “4.500 tỷ không phải là tiền tôi bỏ ra mà là tiền do sai phạm mà có. Sai thì phải thu hồi”, ông Danh nói.
Sáng nay 23/1, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh giai đoạn 2 tiếp tục được HĐXX làm việc với phần trình bày bài bào chữa của các luật sư đối với các bị cáo trong vụ án.
PV
Tin mới
Thanh Hoá chấn chỉnh tình trạng chậm trích nộp BHXH, BHYT, BHTN
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn gửi Giám đốc các sở, trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc trích nộp bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trong các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn.
Quảng Ninh: Thu hút vốn FDI đạt gần 494 triệu USD
Từ đầu năm đến nay, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 494 triệu USD, bằng 40,9% kế hoạch thu hút FDI cả năm 2023.
Thanh Hoá tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho hơn 35.000 học sinh lớp 12
Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, tỉnh Thanh Hóa dự kiến sẽ tổ chức kỳ thi thử tốt nghiệp THPT vào ngày 25-26/4/2023, có khoảng 35.000 học sinh lớp 12 sẽ tham dự kỳ thi này.
TP. Hồ Chí Minh phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe
Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo về việc triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý chặt chẽ trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe.
Xiaomi ra mắt dòng Redmi Note 12: Kết hợp với MONO, nhiều ưu đãi sốc
So với phiên bản tiền nhiệm, Xiaomi Redmi Note 12 đã có màn lột xác nhờ thiết kế mới thời trang, cấu hình được nâng cấp cùng giá hợp lý.
Hà Nội công bố đồ án quy hoạch phân khu đô thị Xuân Mai
Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội vừa công bố các quyết định phê duyệt và bàn giao hồ sơ ba đồ án quy hoạch phân khu đô thị Xuân Mai (khu 1, khu 2, khu 3).
Câu chuyện thương hiệu
Thương hiệu OCB - Ngân hàng TMCP Phương Đông có gì đáng chú ý trước thềm đại hội cổ đông năm 2023?
Hoạt động kinh doanh của thương hiệu PVOIL-Tổng Công ty Dầu Việt Nam ra sao?
Thương hiệu PV OIL và câu chuyện HNX đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu vào diện cảnh báo
Đại diện Nhà thuốc Gia Huy tại Hà Nội phản hồi về bán “Thuốc kê đơn” không cần đơn thuốc
Thương hiệu Công ty 790 và hoạt động sản xuất kinh doanh
Lãnh đạo THILOGI làm việc với các hãng tàu ZIM và SITC Việt Nam