“Cơn sóng thần” của cổ phiếu BĐS
Cũng theo nhận định cua Savills, thì năm 2018, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn hứa hẹn tăng mạnh về cả điểm số lẫn tính thanh khoản. Vì không khó để nhận ra, trong 5 năm từ 2012 đến nay, đã chứng kiến một thị trường chứng khoán có đà tăng trưởng tốt, từ khoảng 400 điểm lên hơn 800 điểm, số lượng doanh nghiệp niêm yết cùng khối lượng giao dịch trên sàn tăng vọt. Đặc biệt là vào những tháng cuối năm 2017.
Lý giải nguyên nhân này, theo Savills thì xu hướng thị trường tích cực đang tạo điều kiện thuận lợi cho cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước theo yêu cầu của Thủ tướng vào những tháng cuối năm 2017. đã góp phần làm sôi động lên toàn bộ nhiều lĩnh vực, trong đó có thị trường BĐS và thị trường chứng khoán và góp phần thúc đẩy thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Nhóm cổ phiếu BĐS đã đóng góp không nhỏ cho chỉ số niềm tin của các NĐT cổ phiếu. Vì hiện số doanh nghiệp BĐS trên sàn niêm yết đã tăng từ 11 công ty lên tổng số 57, thanh khoản thị trường hiện đạt khoảng hơn 4000 tỷ (VNĐ) mỗi phiên.
Hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS sẽ bùng nổ vào năm 2018 và đây cũng chính là cơ hội “béo bở” cho những NĐT cổ phiều trong ngành này (Ảnh:Bảo Lan)
Nhiều cổ phiếu trong ngành BĐS thậm chí tăng gấp 2, gấp 3 lần so với đầu năm 2017, đây là những tín hiệu tích cực cho cả thị trường BĐS. Thống kê của Savills cũng cho thấy, từ đầu năm đến nay, có đến hơn 80% mã cổ phiếu BĐS tăng giá, với mức tăng phổ biến từ 50-100%, thậm chí có những cổ phiếu tăng trên 200%.
Đây là tín hiệu vui của thị trường BĐS. Tuy nhiên, ông Khương cũng khuyến khích các NĐT nên xem xét cổ phiếu BĐS, nhất là những cổ phiếu của những doanh nghiệp có quỹ đất sạch như KDH, NLG, PDR, VIC, DXG, LDG…. Bởi đây là một trong những điều kiện quyết định, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và sự ổn định của thị trường.
Cũng theo giám đốc đầu tư Savills – Sử Ngọc Khương, các hoạt động M&A trong lĩnh vực BĐS sẽ bùng nổ vào năm 2018 và đây cũng chính là cơ hội “béo bở” cho những NĐT cổ phiều trong ngành này.
Thị trường BĐS sẽ tăng khoản ngoạn mục
Một khi thị trường BĐS thanh khoản cũng sẽ tác động mạnh đến toàn bộ nền kinh tế, không chì là ngân hàng và thị trường chứng khoán, mà nó góp phần nâng chỉ số GDP, CPI lên ngoạn mục. Điều này cũng là một yếu tố có lợi, để thu hút các NĐT khối ngoại săn tìm mặt bằng để mở rộng quy mô tại thị trường Việt Nam. Ông Khương phân tích thêm.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia kinh tế, thì thị trường BĐS và chứng khoán là hai thị trường có mối quan hệ chặc chẽ, khắng khít với nhau. Chả vậy, mà đã có lúc nhiều NĐT chứng khoán cũng đã từng lo lắng, khi thấy thị trường BĐS có thời điểm rơi vào tình trạng “suy yếu”.
Phân tích của TS Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư (CIEM) cũng cho rằng, một khi thị trường BĐS tăng trưởng mạnh, điều đó đồng nghĩa với việc “hút” một lượng lớn nguồn vốn vào thị trường này.
Ngoài ra, một yếu tố nữa khiến cho người ta kỳ vọng vào sự tăng mức thanh khoản của thị trường BĐS, chính là thị trường tài chính - tiền tệ. Đó chính là nội dung của Thông tư 13/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2015 ngày 25/6/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng đối với BĐS hình thành trong tương lai, được áp dụng kể từ ngày 15/11/2017.
Thực tế, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra sự đổi ngôi của thị trường tín dụng, khi Luật này cho phép CĐT chuyển khoản vay của mình qua cho phía người mua nhà. Điều này đã góp phần tạo được hơn tính minh bạch cho thị trường và cũng tránh được rủi ro về nợ xấu.
Với những chính sách của nhà nước hợp lý và sự điều tiết phù hợp của hệ thống tín dụng, sẽ góp phần không chỉ thúc đẩy tạo ra một thị trường BĐS tăng trưởng minh bạch, mà còn giúp cho thị trường BĐS kéo theo cả nền kinh tế cùng tăng trưởng.
Nên các chuyên gia phân tích chứng khoán cũng tự tin cho rằng, các NĐT cổ phiếu BĐS có quyền kỳ vọng vào chỉ số Vn-Index sẽ tiếp tục tăng điểm và đạt ngưỡng 1000 điểm trong những tuần đầu của năm 2018, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường chứng khoán có tốc độ phát triển nhanh nhất về quy mô và thanh khoản trong khu vực ASEAN và Đông Á.
Bảo Lan