Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Năm đầu tiên thực thi UKVFTA: Thành tựu nổi bật và Định hướng sắp tới

Bộ Công Thương vừa phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam tổ chức Hội nghị “Năm đầu tiên thực thi UKVFTA: Thành tựu nổi bật và Định hướng sắp tới”.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, ông Graham Stuart, Đặc phái viên thương mại của Thủ tướng Anh phụ trách Việt Nam, Lào và Campuchia, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Anh Nguyễn Hoàng Long, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh tại Việt Nam Gareth Ward cùng với đại diện các Bộ ngành, địa phương và các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng của cả hai nước.

Hội nghị “Năm đầu tiên thực thi UKVFTA: Thành tựu nổi bật và Định hướng sắp tới”.
Hội nghị “Năm đầu tiên thực thi UKVFTA: Thành tựu nổi bật và Định hướng sắp tới”.

Hội nghị là cơ hội để các cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp của hai nước trao đổi, đánh giá những thành tựu đã đạt được và những khó khăn, thách thức trong năm đầu tiên thực thi Hiệp định UKVFTA trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp để từ đó xác định được các giải pháp, định hướng thực thi và tận dụng UKVFTA hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Thúc đẩy thương mại song phương theo hướng ngày càng cân bằng hơn

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho hay, thời điểm Hiệp định này chính thức có hiệu lực cũng là lúc cả Việt Nam và Vương quốc Anh phải đối mặt với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Số ca nhiễm tăng cao ở cả hai nước gây ra các hệ lụy không tránh khỏi về nguồn nhân lực, gây gián đoạn không nhỏ đến chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu cũng như các hoạt động kinh tế thương mại khác.

Mặc dù khởi đầu trong bối cảnh khó khăn như vậy, trao đổi thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Vương quốc Anh vẫn đạt 6,6 tỷ USD, tăng trưởng 17,2% so với năm 2020. Mức tăng trưởng 2 chữ số này đã giúp kim ngạch song phương chính thức phục hồi về mức kim ngạch năm 2019, sau khi bị sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Vương quốc Anh tăng 16,4% còn Vương quốc Anh xuất khẩu sang Việt Nam tăng 24%. Số liệu này cho thấy UKVFTA thực sự là con đường cao tốc hai chiều, giúp thúc đẩy trao đổi thương mại song phương theo hướng ngày càng cân bằng hơn.

Bên cạnh đó, trong năm 2021, đã có 48 dự án đầu tư trực tiếp từ Vương quốc Anh vào Việt Nam được cấp mới với số vốn đăng ký cấp mới đạt hơn 53 triệu USD, tăng trưởng 157% so với cùng kỳ, duy trì mức đầu tư trực tiếp của Vương quốc Anh vào Việt Nam ở mức 4 tỷ đô la Mỹ. Hiện nay, Vương quốc Anh đang nằm trong nhóm 12 nước có vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Việt Nam.   

Việc Vương quốc Anh đang tích cực đẩy mạnh quá trình đàm phán và ký kết các thỏa thuận thương mại sau khi hoàn tất Brexit cùng với việc Việt Nam đã và đang tham gia 15 FTA, trong đó có các FTA lớn như Hiệp định CPTPP, RCEP, EVFTA và đặc biệt là cả hai nước đang cùng thúc đẩy UKVFTA sẽ tạo ra những cơ hội hấp dẫn để cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác, tận dụng các thế mạnh của nhau, từ đó gia tăng hơn nữa giá trị gia tăng từ hoạt động trao đổi kinh tế, thương mại.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, để biến các tiềm năng trở thành lợi ích thực sự, các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp của Việt Nam và Vương quốc Anh cần tiếp tục đánh giá, xác định những khó khăn, vấn đề còn tồn tại và tìm ra các giải pháp khắc phục một cách hiệu quả nhất.

Những định hướng để tận dụng hiệu quả Hiệp định UKVFTA

Tại hội nghị, các chuyên gia của Việt Nam và Vương quốc Anh đã tập trung đánh giá những cơ hội tăng trưởng cho quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, đồng thời đưa ra những định hướng để tận dụng hiệu quả Hiệp định UKVFTA.

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên Lương Hoàng Thái cho rằng, việc thực thi Hiệp định đã phần nào giúp hai bên vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 gây ra và là một trong các yếu tố giúp giảm bớt gánh nặng cho cả hai nền kinh tế khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Đây là một trong những Hiệp định mà chúng ta đã có những bước chuẩn bị kỹ trước đó và đã có Kế hoạch hành động mang tính tổng thể được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Bên cạnh đó, Việt Nam và Vương quốc Anh cũng đã thiết lập những cơ chế trao đổi thường xuyên để giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình thực thi.

Nghị sĩ Graham Stuart - Đặc phái viên Thương mại của Thủ tướng Anh phụ trách Việt Nam, Lào, Campuchia bày tỏ sự lạc quan về hợp tác song phương giữa hai nước trong thời gian tới. Đồng thời cho rằng, UKVFTA chính là động lực để thúc đẩy thương mại dịch vụ hàng hóa tăng trưởng cao hơn nhiều so với kết quả thương giữa hai nước những năm trước khi có Hiệp định. Nghị sĩ Stuart cũng mong muốn hai bên tăng cường thúc đẩy chuỗi cung ứng, hiện thực hoá các mục tiêu đã đặt ra trong Hiệp định này.

Tại phiên thảo luận, các chuyên gia đại diện cho các Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng của Việt Nam và Vương quốc Anh, cùng đại diện các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương đã trao đổi, tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp thông qua việc giải đáp những tình huống thực tế mà một số doanh nghiệp hiện đang gặp phải trong quá trình xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Vương quốc Anh.

Theo các chuyên gia, để tận dụng hiệu quả hơn Hiệp định này, bên cạnh sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà nước thì các doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu, nắm vững nội dung, cam kết của Hiệp định; Cần chú trọng tìm hiểu thông tin thị trường, nhu cầu tiêu dùng, và tuân thủ các quy định của nước bạn. Đồng thời các doanh nghiệp cần quan tâm, chú trọng việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu cũng như tăng tính cạnh tranh với hàng hóa của các nước xuất khẩu khác.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam và Vương quốc Anh tổ chức các hoạt động đa dạng khác để góp phần tích cực vào việc xây dựng các chính sách thiết thực và hiệu quả nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định UKVFTA.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Bình đình chỉ 2 khu du lịch hoạt động không có giấy phép
Quảng Bình đình chỉ 2 khu du lịch hoạt động không có giấy phép

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình vừa đình chỉ 2 khu du lịch hoạt động không có giấy phép thuộc huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình).

TTC Land (SCR) ghi nhận lãi quý I/2024 đạt 4,8 tỷ đồng
TTC Land (SCR) ghi nhận lãi quý I/2024 đạt 4,8 tỷ đồng

CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã SCR - sàn HOSE) ghi nhận lãi quý I/2024 đạt 4,8 tỷ đồng và hoàn thành 44,3% so với kế hoạch lợi nhuận năm 2024.

Thái Nguyên: Nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ đăng ký làm dự án 145 tỷ có tiềm lực thế nào?
Thái Nguyên: Nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ đăng ký làm dự án 145 tỷ có tiềm lực thế nào?

Công ty Thắng Lợi là nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ đăng ký làm dự án khu dân cư Đồng Danh, tỉnh Thái Nguyên, có tổng mức đầu tư 145,4 tỷ đồng.

Truy tố cựu Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam
Truy tố cựu Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam

Bị can Trần Kỳ Hình, cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam bị truy tố về tội Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Khách du lịch đến Hà Nội đạt 737.900 lượt, thu về 2.500 tỷ sau 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Khách du lịch đến Hà Nội đạt 737.900 lượt, thu về 2.500 tỷ sau 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Sau 5 ngày nghỉ lễ (từ 27/4 - 1/5/2024), TP Hà Nội ước đón 737.900 lượt khách, trong đó có 87.900 lượt khách du lịch quốc tế. Tổng thu ước đạt 2.500 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 10% so với cùng kỳ năm trước.

Lạng Sơn: Đón 78.000 lượt khách du lịch trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Lạng Sơn: Đón 78.000 lượt khách du lịch trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Theo thông tin từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn, trong kỳ ngỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 đến ngày 1/5/2024), tổng lượt khách du lịch đến Lạng Sơn là 78.000 lượt (tăng 2,9% so với năm 2023).