Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nam Định: Giai đoạn 2021 - 2030 chi hơn 210.000 tỷ đồng phát triển nhà ở

Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn Nam Định định hướng đến năm 2030, là chương trình quan trọng thúc đẩy tăng trưởng về nhà ở, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo động lực phát triển CNH-HĐH.

Mới đây, tỉnh Nam Định ký Quyết định số 982/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 - 2030 với nguồn vốn thực hiện xây dựng nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 là 95.054 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 210.237 tỷ đồng.

Theo Quyết định số 982 của UBND tỉnh Nam Định, việc phát triển nhà ở phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở; phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030 để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về nhà ở và phát triển thị trường bất động sản ổn định, lành mạnh.

Nam Định phấn đấu diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 29,0msàn/người vào năm 2025

Quan điểm của tỉnh đặt ra mục tiêu phát triển nhà ở là đáp ứng nhu cầu về xây mới và cải tạo nhà ở của người dân, đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn. Phát triển nhà ở có mức giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và của các đối tượng thụ hưởng chính sách.

Phát triển thị trường bất động sản nhà ở bền vững, minh bạch dưới sự điều tiết, giám sát của Nhà nước, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; hạn chế tình trạng đầu cơ, lãng phí tài nguyên đất trong phát triển nhà ở. Dự báo nhu cầu nhà ở đô thị và nông thôn, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các khu, cụm công nghiệp làm cơ sở lập kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm của tỉnh.

Được biết, đến năm 2025 Nam Định phấn đấu diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 29,0m2 sàn/người trong đó: Tại khu vực đô thị đạt 33,9m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 26,36m2 sàn/người. Phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 10m2 sàn/người. Đến năm 2025 phấn đấu nâng chất lượng nhà ở kiên cố đạt 99,9% (trong đó khu vực đô thị đạt 100%, khu vực nông thôn đạt 99,9%)

Đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh phấn đấu đạt khoảng 33,5m2 sàn/người, trong đó: Tại khu vực đô thị đạt 37,7m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 30,06m2 sàn/người. Chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 10m2 sàn/người. Đến năm 2030, chất lượng nhà ở kiên cố đạt 99,9% (trong đó khu vực đô thị đạt 100%, khu vực nông thôn đạt 99,9%)

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, việc phát triển nhà ở hiện tại trên địa bàn tỉnh còn thiếu tính định hướng. Nhà ở thương mại có xu hướng phát triển mạnh hơn trong khi nhà ở dành cho nhóm đối tượng chính sách xã hội và người thu nhập thấp lại chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng thị trường bất động sản mất cân đối cung cầu, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Ngoài ra, tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh còn thấp, chỉ đạt gần 20%.

Sức hút nhà ở đô thị còn thấp, chưa thu hút được các nhà đầu tư. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ vẫn chưa đủ sức khuyến khích các chủ thể trong việc phát triển nhà ở xã hội, như các cơ chế ưu đãi về thuế, về đất đai, về các thủ tục đầu tư. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm. Công tác phát triển nhà ở mới chậm do thiếu cơ sở, căn cứ pháp lý cho các cấp chính quyền điều hành công tác quản lý, phát triển nhà ở. Do đó, Chương trình phát triển nhà ở được thông qua sẽ tạo căn cứ pháp lý để ngành Xây dựng tập trung thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở bền vững.

Phối cảnh Dự án Khu đô thị Phú Ốc phường Lộc Hòa - thành phố Nam Định

Giai đoạn 2021 - 2030, phấn đấu chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 32,5 m2/người (trong đó: đô thị là 35,7 m2/người; nông thôn 29,6 m2/người). Diện tích nhà ở tối thiểu 12m2 sàn/người. Tổng diện tích nhà ở tăng thêm 26.420.432m2 sàn, trong đó gồm nhà ở thương mại đạt 10 triệu m2 sàn; nhà ở công nhân, người lao động tại các KCN (274.080m2 sàn).

Trong đó nhà ở cho sinh viên (14.256m2 sàn); nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp (160.000 m2 sàn); nhà ở dân tự xây (15.972.096m2 sàn). Diện tích nhà ở hỗ trợ xây dựng mới cho các đối tượng theo chương trình mục tiêu gồm nhà ở cho người có công với cách mạng (129.440m2 sàn). Nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn (70.440m2 sàn). Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 100%.

Theo Sở Xây dựng: Quỹ đất cần thiết để phát triển nhà ở trong giai đoạn 2021 - 2030 là 2.485ha. Đối với nhà ở thương mại, định hướng của tỉnh kêu gọi đầu tư phát triển các dự án nhà ở tại khu vực trung tâm các đô thị và phát triển nhà ở hỗn hợp cao tầng tại khu vực trung tâm Thành phố Nam Định.

Trước đó, UBND tỉnh ban hành tiêu chuẩn, quy chế quản lý đối với loại hình nhà trọ do dân tự xây: Giai đoạn 2018 - 2025, ưu tiên phát triển nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu nhà ở.

Ngoài ra, tỉnh tập trung:

Rà soát bố trí quỹ đất phát triển nhà ở theo dự án, bao gồm nhà ở thương mại và nhà ở xã hội; tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư, trong đó ưu tiên các dự án cơ sở hạ tầng, các công trình công ích, nhà ở xã hội tại các đô thị lớn trên địa bàn tỉnh như thành phố Nam Định, thị trấn Rạng Đông...;

Thiết lập danh sách quỹ đất dự kiến giới thiệu địa điểm để thực hiện các dự án phát triển nhà ở và công bố công khai để kêu gọi đầu tư; ngoài ra, về quy hoạch kiến trúc, tỉnh yêu cầu các địa phương tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nhằm xác định rõ quỹ đất kêu gọi đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại mỗi địa phương;

Quan điểm của tỉnh Nam Định đặt ra mục tiêu phát triển nhà ở là đáp ứng nhu cầu về xây mới và cải tạo nhà ở của người dân, đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn

Tập trung nguồn lực thực hiện các dự án phát triển hệ thống hạ tầng theo quy hoạch tại các đô thị lớn; xây dựng và ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc làm cơ sở để quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng theo đơn vị hành chính;

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý, quy hoạch, phát triển nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh;

Xây dựng cơ chế quy định cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị trong việc bố trí quỹ đất 20% để thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phù hợp với quy định của Luật Nhà ở.

Theo diendandoanhnghiep.vn

Bài liên quan

Tin mới

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.

Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ
Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ

Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 1546/UBND-NCKS về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ dịp Lễ 30/4, 1/5 và Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và du lịch Hè 2024.

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.