Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nên xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo theo thị trường, khu vực và chất lượng

Các chuyên gia nhận định thời gian tới có nhiều cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Châu Á - Châu Phi, giá gạo xuất khẩu tiếp tục ở mức cao, thuận lợi cho Việt Nam. Bởi lẽ, các nước sản xuất, xuất khẩu gạo lớn đều có kế hoạch cắt giảm sản lượng trước ảnh hưởng của El Nino.

Từ đầu năm đến nay, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục sôi động và đạt được một số kết quả tích cực như các nước nhập khẩu gạo tiếp tục tăng, giá bán cao,...

Ảnh internet.
Nên xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo theo thị trường, khu vực và chất lượng. Ảnh internet.

Dưới con mắt chuyên gia thì doanh nghiệp vẫn cần quan sát, đánh giá nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn của Việt Nam như: Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu (EU) do vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp tăng, kinh tế vĩ mô chưa ổn định hoàn toàn.

Đồng thời, quan sát và tận dụng tốt cơ hội ở một số quốc gia, khu vực khác ở Châu Á, Châu Phi; có kế hoạch phù hợp để đáp ứng trường hợp nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại, dự kiến phục hồi rõ rệt hơn trong nửa sau của năm 2024.

Khu vực Châu Á - Châu Phi được xem là thị trường xuất khẩu quan trọng của gạo Việt Nam; trong đó có những thị trường lớn như: Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ghana, Bờ Biển Ngà…

Đề cập về tình hình, động thái của các thị trường xuất nhập khẩu gạo quan trọng của Việt Nam, ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi, Bộ Công Thương thông tin, khu vực Châu Á – Châu Phi là thị trường rộng lớn với tổng cộng 117 quốc gia và vùng lãnh thổ, có dân số hơn 6,5 tỷ người, chiếm khoảng 80% dân số toàn thế giới.

Trong tổng số 8,3 triệu tấn gạo mà Việt Nam đã xuất khẩu trong năm 2023, xuất khẩu gạo sang Châu Á – Châu Phi đã chiếm 90%, tương đương khoảng 7,34 triệu tấn, giá trị hơn 4,1 tỷ USD. Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang các thị trường Châu Á - Châu Phi tiếp tục có tín hiệu tốt và ghi nhận tăng trưởng.

Nên xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo theo thị trường, khu vực và chất lượng. Ảnh internet.
Nên xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo theo thị trường, khu vực và chất lượng. Ảnh internet.

Theo ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong niên vụ 2023 – 2024, sản lượng gạo toàn cầu sẽ ở mức 515,5 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ là 521,3 triệu tấn, lượng gạo thiếu hụt là 5,8 triệu tấn. Vì thế, các chuyên gia nhận định thời gian tới sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Châu Á - Châu Phi, giá gạo xuất khẩu tiếp tục ở mức cao, thuận lợi cho Việt Nam. Bởi lẽ, các nước sản xuất, xuất khẩu gạo lớn đều có kế hoạch cắt giảm sản lượng trước ảnh hưởng của El Nino.

Ấn Độ sẽ giảm sản lượng xuống còn 134 triệu tấn (giảm 1,8 triệu tấn so với niên vụ 2022 – 2023); Trung Quốc giảm sản lượng 1,3 triệu tấn, xuống còn 144,6 triệu tấn; Thái Lan và Indonesia cùng giảm 900.000 tấn, tương đương sản lượng còn lại lần lượt là 20 triệu tấn và 33 triệu tấn.

Tại Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện vẫn đang áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng kể từ tháng 7/2023. Mới đây, quốc gia này tiếp tục thông báo sẽ gia hạn lệnh cấm đến hết tháng 7/2024.

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á – châu Phi Nguyễn Ngọc Nam khuyến nghị các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược đẩy mạnh khai thác tiềm năng các  thị trường khu vực Châu Á - Châu Phi.

Đối với thị trường Philippines, trong năm 2024 được dự báo có xu hướng tăng trưởng chậm và giảm thị phần. Tuy nhiên, các doanh nghiệp gạo Việt Nam đã tạo dựng được uy tín, lòng tin và có quan hệ bạn hàng lâu năm với các nhà nhập khẩu nước này. Đây là lợi thế mà doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục duy trì và phát huy.

Nên xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo theo thị trường, khu vực và chất lượng. Ảnh internet.
Nên xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo theo thị trường, khu vực và chất lượng. Ảnh internet.

Đối với thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Ngọc Nam thông tin, hiện nước bạn đã cho phép khoảng 200 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu gạo vào thị trường này. Các dòng gạo thơm, cao cấp, gạo ST của Việt Nam đang là những dòng được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực Châu Âu – Châu Mỹ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhưng các chuyên gia đánh giá đây là khu vực thị trường tiềm năng.

Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ nhận định thị trường Châu Mỹ - Châu Âu là khu vực có những thị trường được đánh giá là rất khắt khe và khó tính nhất là đối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm dùng cho người. Đặc biệt là các thị trường như Hoa Kỳ hay Liên minh Châu Âu có rất nhiều quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón, tiêu chuẩn xã hội,...

"Nhìn chung, gạo Việt Nam khó cạnh tranh về giá và mẫu mã với các đối thủ chính ở phân khúc phổ thông, trước những quốc gia đã có mặt tại thị trường này từ rất lâu và chiếm phần lớn thị phần như: Thái Lan và Ấn Độ. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam phải có chiến lược phù hợp", ông Tạ Hoàng Linh đưa ra khuyến nghị.

Để tiếp tục khai thác có hiệu quả và mở rộng thị trường cho xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2024 vào thị trường có yêu cầu cao, ông Tạ Hoàng Linh cho rằng, việc xuất khẩu gạo sang khu vực Âu - Châu Mỹ cần tiếp tục phát triển theo hướng trở thành nhà cung cấp phân khúc gạo cao cấp. Chiến lược phát triển ngành lúa gạo phải hướng tới mục tiêu gia tăng giá trị, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Nên xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo theo thị trường, khu vực và chất lượng. Ảnh internet.
Nên xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo theo thị trường, khu vực và chất lượng. Ảnh internet.

Các doanh nghiệp cần tập trung xuất khẩu sang khu vực Âu - Châu Mỹ các loại gạo thơm, giá trị cao, đặc sản, đặc trưng và có thương hiệu của Việt Nam (như ST24, ST25) và phát triển các sản phẩm chế biến làm từ gạo như: phở, bún, bánh đa,.. sẽ có thể mang lại hiệu quả và tiềm năng tốt hơn.

Ông Trần Trương Tấn Tài, Tổng Giám đốc Công ty TNHH lúa gạo Việt Nam lưu ý 5 điểm mấu chốt để phát triển ngành hàng gạo Việt Nam: Tạo dựng thương hiệu gạo Việt Nam khác biệt so với nước khác; các doanh nghiệp nên chia sẻ giá đấu thầu gạo ở các nước; nhà nước phối hợp cùng doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao tại chỗ để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong đầu tư công nghệ chế biến gạo; cần có sự vào cuộc quyết liệt của doanh nghiệp, chính quyền để xây dựng vùng nguyên liệu có tính liên kết bền vững.

Khu vực Châu Âu - Châu Mỹ mặc dù không phải là thị trường xuất khẩu gạo trọng điểm, nhưng theo ông Tạ Hoàng Linh, đây là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng trong tương lai đối với xuất khẩu gạo Việt. Đặc biệt, Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường còn nhiều dư địa để tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam bởi hàng năm tổng nhu cầu nhập khẩu gạo của EU đạt khoảng 3 - 4 triệu tấn (theo số liệu của Cơ quan Thống kê Châu Âu - Durostap) trong khi lượng xuất khẩu gạo Việt sang EU chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ, khoảng 3,1%.

Ông Tạ Hoàng Linh đánh giá, Châu Âu - Châu Mỹ là khu vực thị trường mà Việt Nam có thể tận dụng nhiều ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết như Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA), Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKFTA), hay Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong khi một số đối thủ chính của Việt Nam như: Ấn Độ, Thái Lan không được hưởng các ưu đãi về thuế.

Theo báo cáo của Vụ thị trường Châu Âu - Châu Mỹ, 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Châu Mỹ - Châu Âu có sự tăng đột biến với trên 181.000 tấn, trị giá 135,9 triệu USD, tăng 218,3% so với cùng kỳ. Con số tăng đột biến là vì quý I năm 2024 xuất khẩu gạo sang Cuba đạt 82,9 triệu USD (tăng 492,1% so với cùng kỳ quý I năm 2023), chiếm tỷ trọng 61% tổng xuất khẩu gạo sang Châu Âu - Châu Mỹ.

H.Dương (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 3/7
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 3/7

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 3/7 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 3/7
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 3/7

Một số cổ phiếu cần quan tâm phiên 3/7 của các công ty chứng khoán.

Điện lực Nam Định tặng quà động viên 2 tổ xung kích tham gia hỗ trợ dự án đường dây 500kV mạch 3
Điện lực Nam Định tặng quà động viên 2 tổ xung kích tham gia hỗ trợ dự án đường dây 500kV mạch 3

Mới đây, đại diện Công ty Điện lực Nam Định đã xuống tận nơi vị trí 2 tổ xung kích để gặp mặt, trao quà động viên lực lượng xung kích đã ngày đêm bám công trường, cố gắng hoàn thành dự án đường dây 500kV mạch 3.

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong 6 tháng đầu năm 2024
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong 6 tháng đầu năm 2024

Chiều 2/7, UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ quý II cung cấp thông tin tình hình kinh tế - xã hội của địa phương 6 tháng đầu năm 2024. Các đồng chí: Phan Thế Huy, Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Ngô Duy Đông, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Hoàng Mạnh Du, Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì buổi họp báo.

Sở Y tế Hải Phòng cảnh báo thuốc giả Viên hoàn cứng GAI CỐT HOÀN
Sở Y tế Hải Phòng cảnh báo thuốc giả Viên hoàn cứng GAI CỐT HOÀN

Sở Y tế Hải Phòng vừa có công văn số 2314/SYT-NVD ngày 1/7/2024 gửi các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thành phố về việc thuốc giả Viên hoàn cứng GAI CỐT HOÀN.

Không buôn bán và sử dụng thuốc giả VIÊM MŨI XOANG
Không buôn bán và sử dụng thuốc giả VIÊM MŨI XOANG

Theo thông tin từ Sở Y tế Hải Phòng, Sở vừa có công văn số 2310/SYT-NVD ngày 1/7/2024 gửi các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thành phố về việc thuốc giả Viên hoàn cứng VIÊM MŨI XOANG