# FTA
Việt Nam vượt kế hoạch xuất siêu năm 2022 nếu tận dụng tốt FTA
Đó là nhận định của ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.
Ngoại giao kinh tế: Doanh nghiệp nhiều cơ hội tiềm năng
Doanh nghiệp đề xuất các biện pháp, nhiệm vụ cụ thể để ngành Ngoại giao hỗ trợ, phục vụ thiết thực nhu cầu và sự phát triển. Đó là nội dung chính của Hội nghị Triển khai Ngoại giao kinh tế, diễn ra vào sáng nay.
Doanh nghiệp cần làm gì để tận dụng tối đa các cam kết trong RCEP?
Để có thể tận dụng tối đa các cam kết trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), các doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu thông tin, nắm vững cam kết; tìm hiểu thông tin về các thị trường, về mẫu mã hàng hóa, các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa để có thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch của các đối tác.
Phòng vệ thương mại: “Phao cứu hộ” doanh nghiệp khi ra biển lớn
Việt Nam tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA), sản phẩm của DN nội sẽ phải cạnh tranh khốc liệt ngay trên “sân nhà”, cũng như xuất khẩu. Vì vậy, phòng vệ thương mại được xem là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngành sản xuất nội địa - “phao cứu hộ” DN khi ra biển lớn.
Hoàn thiện chính sách để tận dụng cơ hội từ RCEP
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đây là hiệp định bởi sự đa dạng về trình độ của các nền kinh tế tham gia (bao gồm 10 nước ASEAN và 5 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Niu Di-lân, Australia, Hàn Quốc).
Phát huy vai trò của phòng vệ thương mại trong hội nhập
Bộ Công Thương đã và đang tích cực, chủ động phát huy có hiệu quả công tác điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ nền sản xuất nội địa trước áp lực thực thi các cam kết cắt giảm thuế quan theo lộ trình, đảm bảo hiệu quả của quá trình hội nhập.
Xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
Theo đó, để được hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn hiệu lực thi hành cho cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu.
Việt Nam vươn lên TOP 3 quốc gia xuất khẩu dệt may thế giới
Thị phần xuất khẩu dệt may Việt Nam trên thế giới chiếm 6,4% thị phần toàn cầu, đứng sau Trung Quốc (chiếm 31,6%) và Châu Âu (27,9%). Đó là khẳng định của Bộ Công Thương tại hội nghị kết nối cung cầu nguyên vật liệu cho ngành dệt may Việt Nam do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức ngày 29/07.
Xuất khẩu hàng hóa Việt sang các thị trường đã có FTA được dự báo khả quan
Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết: Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, có quan hệ thương mại với 230 quốc gia, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế.
Thị trường lao động Việt Nam cơ bản phát triển tốt
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị "Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập" và nhấn mạnh: Đây là một hội nghị rất quan trọng, sau thị trường vốn và bất động sản và sắp tới các hội nghị khác về phát triển thị trường khoa học, công nghệ.
Xuất khẩu hàng hóa cả năm 2022 ước đạt 368 tỷ USD; 29 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Bộ Công Thương nhận định, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm 2022 ước đạt khoảng 368 tỷ USD, tăng khoảng 9,46% so với năm 2021, vượt mục tiêu Chính phủ giao khoảng 8%. Sẽ có nhiều hơn 29 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Xuất khẩu năm 2023 cần theo dõi sát diễn biến thị trường, chủ động đánh giá các tác động đến sản xuất
Dự báo xuất khẩu cả năm 2022 vượt chỉ tiêu tăng trưởng đề ra (chỉ tiêu là hơn 8%), có thể đạt 372-374 tỷ USD, tăng khoảng 11% so với năm 2021, đồng thời khả năng xuất siêu cả năm có thể đạt 10-12 tỷ USD.
Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc tăng trưởng mạnh nhờ FTA
Việt Nam đang tận dụng rất tốt hiệu quả từ các FTA. Mới đây, Việt Nam đã lần đầu tiên trở thành đối tác có thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc.
Hàng hóa Việt Nam có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh, gia tăng hiện diện tại các thị trường FTA
Đó là ý kiến của ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ, Bộ Công Thương. Theo ông Linh thì nếu có hướng tiếp cận và thâm nhập bài bản, phù hợp, hàng hóa Việt Nam có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh, gia tăng hiện diện tại các thị trường đối tác FTA.
Đưa hợp tác kinh tế trở thành một nội dung trung tâm trong các hoạt động đối ngoại
Ngoại giao kinh tế là một nhiệm vụ cơ bản, một động lực quan trọng để phát triển đất nước bền vững, đóng vai trò tiên phong trong huy động các nguồn lực bên ngoài, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường tiềm lực, sức cạnh tranh và năng lực thích ứng của nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả.
Lý do nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đi xuống hai tháng đầu năm
Mặc dù hoạt động thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng Hai đã có chuyển biến tích cực, song mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức do giá cả của một số mặt hàng chủ lực đi xuống.
Việt Nam và Mercosur thúc đẩy thương mại công bằng và bền vững
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và Chủ tịch Nghị viện Mercosur nhất trí tiếp tục hợp tác để thúc đẩy thương mại công bằng và bền vững, dựa trên chuẩn mực quốc tế, mang lại lợi ích cho người dân.
Việt Nam và Israel ký FTA, thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực
Việc Việt Nam và Israel chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được hai bên kỳ vọng rằng, thương mại hai chiều sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc, sớm đạt mức 3 tỷ USD trong thời gian tới.
Xuất khẩu hưởng lợi hàng chục tỉ USD từ các FTA
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan tổng kết sau gần 3 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đã có sự tăng trưởng nhất định, với mức 14,2% năm 2021 và 16,7% năm 2022.
Chủ tịch nước sẽ tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 và kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ
Nhận lời mời của Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joe Biden, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2023 và kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ, từ ngày 14 đến 17/11/2023.