Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngân hàng Nhà nước bác tin đồn thay đổi điều hành tỷ giá

"Thông tin về thay đổi điều hành tỷ giá là không chính xác, không phù hợp với mục tiêu bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, tạo tâm lý bất ổn".

Đó là khẳng định của ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước với báo chí, khi gần đây xuất hiện một số tin đồn về Ngân hàng Nhà nước dự kiến thay đổi biện pháp điều hành tỷ giá.

Cần thận trọng trước mọi tin đồn

Ông Quang nhấn mạnh, doanh nghiệp và người dân cần thận trọng trước mọi tin đồn.

Cũng theo ông Quang, từ đầu năm 2024 đến nay, VND giảm giá khoảng 5% so với USD. Tuy nhiên, mức giảm giá của VND có thể nhận định là trung bình, tương tự xu hướng mất giá của các đồng tiền trong khu vực như Đô-la Đài Loan (-5,06%); Baht Thái (-6,31%); Won Hàn Quốc (-5,66%); Yên Nhật (-10,87%); Rupiah Indonesia (-3,87%); Peso Philippines (-4,82%); Nhân dân tệ (-2,04%).

USD tăng giá mạnh, tạo áp lực mất giá lên các đồng tiền khác, trong đó có VND. (Ảnh minh họa)
USD tăng giá mạnh, tạo áp lực mất giá lên các đồng tiền khác, trong đó có VND. (Ảnh minh họa)

Ông Quang giải thích, từ đầu năm đến nay, thị trường ngoại tệ và tỷ giá trong nước chịu áp lực từ những biến động khó lường của thị trường tài chính toàn cầu, cộng hưởng với những thách thức, khó khăn trên thị trường trong nước thời gian qua.

Trước hết, lạm phát duy trì cao tại Mỹ, khiến thị trường quốc tế liên tục điều chỉnh dự báo và lùi thời điểm dự kiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất.

Sự thay đổi kỳ vọng của thị trường về lộ trình chính sách tiền tệ, cắt giảm lãi suất của Fed, cùng với gia tăng căng thẳng địa chính trị tại một số vùng lãnh thổ, khiến đồng USD quốc tế tăng giá mạnh, có thời điểm chỉ số USD (DXY) tăng 5% so với đầu năm, tạo áp lực mất giá lên các đồng tiền khác, trong đó có VND.

Ngoài ra, từ đầu năm đến giữa tháng 5, nhập khẩu của nền kinh tế phục hồi mạnh, làm gia tăng nhu cầu mua ngoại tệ, đặc biệt nhu cầu ngoại tệ để thanh toán nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu thiết yếu phục vụ sản xuất trong nước. 

Trong khi Mỹ tiếp tục giữ lãi suất USD ở mức cao, lãi suất VND thấp hơn so với lãi suất USD quốc tế (khiến chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền âm), thúc đẩy tổ chức kinh tế mua ngoại tệ kỳ hạn để phục vụ thanh toán trong tương lai - chuyển nhu cầu ngoại tệ trong tương lai về hiện tại.

Khách hàng có nguồn thu ngoại tệ lại có tâm lý trì hoãn bán ngoại tệ cho hệ thống tổ chức tín dụng, khiến cân đối cung cầu ngoại tệ kém thuận lợi trong ngắn hạn và gây áp lực lên tỷ giá.

Tuy nhiên, ông Phương nhận định, tất cả các khó khăn, thách thức nêu trên của thị trường ngoại tệ trong nước chỉ là ngắn hạn.

Vì trong thời gian tới, với đà phục hồi khả quan của xuất khẩu thì nguồn cung ngoại tệ của thị trường sẽ được hỗ trợ gia tăng, trong khi doanh nghiệp vừa qua tăng mạnh mua ngoại tệ kỳ hạn là yếu tố làm giảm bớt nhu cầu ngoại tệ trong tương lai, qua đó cân đối cung - cầu ngoại tệ có nhiều khả năng được cải thiện tích cực hơn tới đây.

Đồng thời, giới tài chính quốc tế duy trì quan điểm dự báo nhiều khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm 2024, từ đó giảm bớt áp lực mất giá cho các đồng tiền trên thế giới, trong đó có VND.

Dựa trên các yếu tố căn bản trong và ngoài nước như đề cập nêu trên, nhiều tổ chức quốc tế dự báo khả năng VND tăng giá trở lại khi các yếu tố căn bản này dần được hiện thực hóa trong thời gian tới.

Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước
Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước

Tỷ giá có đủ dư địa để diễn biến linh hoạt

Trả lời câu hỏi về việc gần đây trên thị trường xuất hiện một số tin đồn về dự kiến thay đổi biện pháp điều hành tỷ giá, ông Phạm Chí Quang cho hay, Ngân hàng Nhà nước điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường, hấp thụ các cú sốc bên ngoài.

Đồng thời, để hỗ trợ ổn định thị trường ngoại tệ, làm dịu sức ép lên tỷ giá trong điều kiện thanh khoản VND của các ngân hàng tương đối dư thừa, thu hẹp mức chênh lệch lãi suất âm trên thị trường liên ngân hàng như đề cập ở trên.

Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tín phiếu với kỳ hạn và khối lượng phù hợp nhằm điều tiết lượng tiền VND dư thừa, hạn chế các yếu tố gia tăng áp lực lên tỷ giá.

Từ ngày 19/4, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp hỗ trợ thanh khoản thị trường để phục vụ các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế, đồng thời bình ổn tâm lý thị trường, từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Giải pháp điều tiết thanh khoản và bán ngoại tệ can thiệp được Ngân hàng Nhà nước thực hiện nêu trên cũng tương tự các giải pháp được các ngân hàng trung ương trong khu vực triển khai thời gian qua.

"Với cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm và biên độ +/-5% hiện nay, tỷ giá thị trường đã có đủ dư địa để diễn biến linh hoạt.

Như vậy, một số thông tin gần đây về thay đổi điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước là không chính xác và không phù hợp với mục tiêu bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, tạo tâm lý bất ổn trên thị trường.

Do đó, doanh nghiệp và người dân cần thận trọng trước những tin đồn", ông Quang nhấn mạnh. 

Theo ông Quang, thời gian tới, mặc dù tình hình quốc tế vẫn còn nhiều thách thức, khó lường nhưng với nền tảng kinh tế vĩ mô, đối ngoại vững chắc và việc Fed dự kiến bắt đầu giảm lãi suất từ cuối năm nay như đề cập ở trên, áp lực đối với tỷ giá sẽ giảm bớt.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường thông qua việc tiếp tục kết hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ với việc bán ngoại tệ can thiệp hỗ trợ thanh khoản thị trường.

Qua đó phục vụ các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế, góp phần bình ổn tâm lý thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Theo VTC News

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các cơ quan quốc tế
Việt Nam đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các cơ quan quốc tế

Đó là thành tựu của phát huy hoạt động ngoại giao pháp lý đa phương. Các thành tựu ngoại giao pháp lý đa phương thời gian qua tiếp tục khẳng định hình ảnh Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm, thượng tôn pháp luật trong cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng Olaf Scholz nói, gói trừng phạt tiếp theo sẽ sớm xảy ra với Nga
Thủ tướng Olaf Scholz nói, gói trừng phạt tiếp theo sẽ sớm xảy ra với Nga

Nhà lãnh đạo Đức nói, trong gói trừng phạt mới chống Nga có lệnh cấm các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) tái xuất khẩu khí đốt hóa lỏng của Nga thông qua Châu Âu, nhưng Berlin vẫn chưa bật đèn xanh cho điều này.

Hơn 1.500 người đồng diễn yoga quốc tế - Đà Nẵng 2024
Hơn 1.500 người đồng diễn yoga quốc tế - Đà Nẵng 2024

Hơn 1.500 người tham gia màn đồng diễn Yoga quốc tế - Đà Nẵng 2024 với chủ đề “Yoga - Vì một thế giới hoà bình và hữu nghị”.

Thịt lợn của EU đối mặt với 'cơn ác mộng' từ Trung Quốc như thế nào?
Thịt lợn của EU đối mặt với 'cơn ác mộng' từ Trung Quốc như thế nào?

Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy, nước này đã nhập khẩu thịt lợn tương đương giá trị 6 tỷ USD, bao gồm cả nội tạng, trong năm 2023. Trong đó, hơn một nửa đến từ EU. Việc chấm dứt những đơn đặt hàng sẽ gây ra tổn thất lớn về kinh doanh cho ngành thịt của EU.

Đầu tuần, Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng gay gắt
Đầu tuần, Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng gay gắt

Theo dự báo, khu vực đồng bằng Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 37-39 độ, có nơi trên 40 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%.

Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 5,26 triệu tỷ đồng, tăng 15,3%
Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 5,26 triệu tỷ đồng, tăng 15,3%

Bà Nguyễn Thị Việt Hà, Quyền Chủ tịch HOSE cho biết, về chỉ số và giá trị vốn hóa, đến ngày 10/6, chỉ số VN-Index đạt 1.290,67 điểm, tăng 14,2% so với cuối năm 2023; quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tại HoSE đạt 5,26 triệu tỷ đồng, tăng 15,3% so với cuối năm 2023.