THCL Một nghiên cứu gần đây cảnh báo rằng, nếu bạn đang sử dụng tối đa 2 mạng xã hội thì không có gì đáng lo ngại nhưng vượt quá giới hạn này thì rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và lo âu.
Một số phát hiện chỉ ra rằng so với việc chỉ sử dụng một mạng xã hội thì sử dụng nhiều mạng xã hội sẽ tác động mạnh mẽ hơn đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và lo âu đối với những người trẻ.
Những người sử dụng từ 7 đến 11 mạng xã hội có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm nhiều hơn 3 lần so với những người sử dụng tối đa hai nền tảng, thậm chí ngay cả sau khi đã điều chỉnh toàn bộ thời gian dành cho phương tiện truyền thông xã hội.
Theo Brian Primack đến từ Trung tâm nghiên cứu về truyền thông, công nghệ và y tế ở Mỹ thuộc trường đại học Pittsburgh, các bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm cũng như đưa ra những lời khuyên cho bệnh nhân thông qua mối liên hệ mạnh mẽ giữa mạng xã hội và các triệu chứng trầm cảm.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 1.787 người Mỹ trưởng thành ở độ tuổi từ 19-32 thông qua công cụ đánh giá trầm cảm và bảng câu hỏi nhằm xác định về việc sử dụng phương tiện truyền. Các câu hỏi liên quan đến 11 mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay: Facebook, YouTube, Twitter, Google Plus, Instagram, Snapchat, Reddit, Tumblr, Pinterest, Vine và LinkedIn.
Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Computers về hành vi con người, Những người tham gia sử dụng từ 7 đến 11 nền tảng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm nhiều hơn gấp 3,1 lần so với những người sử dụng tối đa hai nền tảng.Và đặc biệt, những người sử dụng nhiều nền tảng nhất mắc nhiều hơn 3,3 lần so với với những người sử dụng các nền tảng ít nhất.
Các nhà nghiên cứu tin rằng việc sử dụng đa nền tảng truyền thông xã hội có thể gây ra trầm cảm và lo âu với nhiều yếu tố liên quan.
Giang Trần – An Du