Số ca mắc sốt xuất huyết được phân bổ rải rác tại 23/30 quận, huyện, thị xã và 96/579 xã, phường, thị trấn. So với cùng kỳ năm 2019, số ca mắc sốt xuất huyết hiện được ghi nhận trên địa bàn Hà Nội giảm 44,6%.

Để chủ động phòng, chống sốt xuất huyết, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tới đây, Hà Nội tiếp tục triển khai đợt cao điểm hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết (15-6).

Phun thuốc phòng, chống sốt xuất huyết tại khu dân cưPhun thuốc phòng, chống sốt xuất huyết tại khu dân cư

Theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, hiện đã vào mùa dịch sốt xuất huyết của năm 2020. Các ca mắc sốt xuất huyết rải đều trên tất cả các quận, huyện, các xã, phường, trong đó trọng tâm là khu nội thành, khu đông dân cư, nơi có hạ tầng cơ sở chưa phát triển.

Trong đó, nội thành là các quận Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng và đặc biệt là Cầu Giấy. Với khu vực ngoại thành, các huyện giáp ranh như Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín là khu vực có nguy cơ cao trong nhiều năm liên tục.

Sốt xuất huyết do 4 chủng của virus Dengue gây ra, do muỗi vằn Aedes egypti đốt và truyền virus từ người bệnh sang người lành. Chưa có vaccine sốt xuất huyết. Triệu chứng là các nốt ban đỏ trên da, kèm thân nhiệt tăng cao. Biến chứng sốt xuất huyết có thể lamfm chết người vì gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, dẫn đến sốc hoặc gây xuất huyết ở các mức độ khác nhau.

CDC Hà Nội cho biết, việc phun hóa chất phòng chống dịch có 2 phương án. Thứ nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao, cụ thể có mật độ muỗi, chỉ số bọ gậy tăng cao trong ngưỡng cho phép thì sẽ có chỉ định phun hóa chất để phòng dịch bệnh. Thứ hai là tại khu vực có bệnh nhân dương tính, hay gọi là ổ dịch, cũng sẽ được phun để hạ nhanh nhất và không để lây lan ra cộng đồng.

 Thiên Trường