Tăng huyết áp cấp cứu là gì?

Tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng nghiêm trọng (huyết áp tâm thu lớn hơn 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 120 mmHg) kèm theo tổn thương cơ quan đích cấp tính.

Huyết áp cao quá mức sẽ gây tổn thương cơ quan đích bao gồm: Phù phổi, thiếu máu cục bộ ở tim, suy giảm chức năng thần kinh, suy thận cấp, phình tách động mạch chủ và sản giật.

Các triệu chứng của tăng huyết áp cấp cứu có thể là: Tức ngực, nhịp tim bất thường, đau đầu, chảy máu cam khó cầm, khó thở, chóng mặt, lo lắng nghiêm trọng, tầm nhìn mờ, yếu chân tay, co giật, mất ý thức, thậm chí ngất xỉu.

Tăng huyết áp cấp cứu làm tổn thương thận gây suy thận cấp
Tăng huyết áp cấp cứu làm tổn thương thận gây suy thận cấp

Nguyên nhân gây tăng huyết áp cấp cứu

Phần lớn các trường hợp tăng huyết áp cấp cứu xảy ra ở những người bệnh đã được chẩn đoán là tăng huyết áp mạn tính, không tuân thủ trong việc sử dụng thuốc hạ huyết áp và cường giao cảm. Đây là hai trong số những nguyên nhân phổ biến nhất. Điều này dẫn đến huyết áp tăng nhanh, vượt quá khả năng tự điều chỉnh của cơ thể.

Các nguyên nhân khác gây tăng huyết áp cấp cứu bao gồm:

  • Mắc bệnh liên quan đến thận, chẳng hạn như hẹp động mạch thận, viêm cầu thận.

  • Người mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương như chảy máu não, đột quỵ, chấn thương sọ não.

Điều trị tăng huyết áp cấp cứu

Tăng huyết áp cấp cứu ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan của cơ thể, do đó hạ huyết áp nhanh chóng là điều rất cần thiết.

Mục tiêu điều trị tăng huyết áp cấp cứu là cần hạ huyết áp động mạch trung bình 25% trong khoảng 1 giờ đầu. Duy trì huyết áp tâm thu khoảng 160 mmHg/ huyết áp tâm trương 100-110 mmHg trong 2-6 giờ tiếp theo. Và đưa huyết áp về bình thường sau 24-48 giờ, tùy theo tình huống lâm sàng.

Để điều trị tăng huyết áp cấp cứu, người bệnh thường được chỉ định sử dụng các thuốc theo đường tiêm, chẳng hạn như:

  • Labetalol: Đây là thuốc chẹn beta có tính đối kháng alpha nhẹ, làm giảm khả năng hoạt động của catecholamin để tăng sức cản động mạch. Đồng thời làm giảm nhịp tim và nhu cầu oxy của cơ thể.

  • Nicardipine, nifedipine và isradipine: Đây là những thuốc chẹn kênh canxi có tác dụng làm giảm sức cản động mạch, dẫn đến hạ huyết áp.

  • Hydralazin và natri nitroprusside: Đây là thuốc giãn mạch toàn thân, do đó làm giảm hậu gánh. Natri nitroprusside trước đây là lựa chọn hàng đầu do tác dụng nhanh, nhưng hiện nay ít được sử dụng hơn do tác dụng phụ nhiều và gây hạ huyết áp mạnh.

Điều trị tăng huyết áp cấp cứu không chỉ dựa vào mức huyết áp tối ưu mà còn căn cứ vào chỉ số huyết áp trung bình của người bệnh trước khi tình trạng này xảy ra.

Đặc biệt, đối với người mắc bệnh tăng huyết áp mạn tính, giảm huyết áp quá nhanh có thể dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, nôn, ngất. Thậm chí có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như mù, đột quỵ và suy thận.

Ngăn ngừa cơn tăng huyết áp cấp cứu bằng thảo dược thiên nhiên

Tăng huyết áp cấp cứu có thể xuất hiện bất cứ khi nào nếu người bệnh không tuân thủ chỉ định điều trị. Bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ huyết áp và thay đổi lối sống, nhiều người bệnh đang tìm đến các sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên. Bởi các thực phẩm này có khả năng kiểm soát huyết áp rất tốt mà không lo về các tác dụng phụ.

Thảo dược có tác dụng hạ huyết áp được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh phải kể đến đó là cần tây. Đây là một loại thảo dược quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Đồng thời thảo dược này còn làm giảm lipid máu, qua đó làm giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất từ cần tây không gây ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim ở người bình thường.

Cần tây có tác dụng kiểm soát huyết áp hiệu quả
Cần tây có tác dụng kiểm soát huyết áp hiệu quả

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Khoa học Y tế Mashhad, Iran năm 2019 cho thấy, hợp chất phthalides trong cần tây giúp làm giãn cơ trơn mạch máu và hạ huyết áp. Ngoài ra, các hợp chất flavonoid trong cần tây giúp ngăn chặn chứng viêm tim mạch, stress oxy hóa và tình trạng viêm trong dòng máu - là những yếu tố nguy cơ chính làm gia tăng bệnh tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch.

Theo đông y, cần tây giúp làm giảm cung lượng tim nên được dùng để trị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, mặt đỏ, mắt đỏ, xơ cứng mạch máu và suy nhược thần kinh.

Ngoài cần tây, một số thảo dược khác như: Cao lá dâu tằm, chiết xuất tỏi, cao hoàng bá đều có tác dụng hạ huyết áp. Đặc biệt, khi kết hợp các các thảo dược này với nhau sẽ giúp giãn mạch, giảm sức cản động mạch ngoại vi, hạ lipid và giảm độ nhớt của máu, thông thoáng lòng mạch. Từ đó tăng cường lưu thông máu, dẫn đến hạ huyết áp.

Tóm lại, tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng bệnh nguy hiểm cần được điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, để phòng ngừa tăng huyết áp cấp cứu, người bệnh nên điều chỉnh lối sống hợp lý và tuân thủ theo chỉ định điều trị kết hợp sử dụng các sản phẩm chứa cần tây mỗi ngày nhé!

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Định Áp Vương

Định Áp Vương là sản phẩm chứa cao cần tây, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, chiết xuất tỏi, nattokinase, magie và kali có tác dụng hỗ trợ giảm lipid máu, giãn mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao.

Định Áp Vương thường dùng cho những người tăng huyết áp do xơ vữa động mạch và những người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp: tăng lipid máu, vữa xơ động mạch.

Định Áp Vương - Dùng cho người huyết áp cao
Định Áp Vương - Dùng cho người huyết áp cao

Sản phẩm được tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

Liên hệ: 024. 38461530 - 028. 62647169

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thu Hà