Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều dự án “chết yểu”, doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường vẫn đề xuất làm dự án mới 15 nghìn tỷ

DNXD Xuân Trường vừa đề xuất TP. Hà Nội thực hiện siêu dự án du lịch tâm linh có quy mô 1000 ha ở khu vực chùa Hương, huyện Mỹ Đức với tổng vốn đầu tư lên đến 15.000 tỷ.

Việc DNXD Xuân Trường đề xuất TP. Hà Nội thực hiện dự án du lịch tâm linh có quy mô 1000 ha đang khiến dư luận lo ngại tính khả thi, giá trị đích thực khi hoàn thành.

Lý do khiến dư luận lo ngại có lẽ bởi doanh nghiệp do “đại gia” Nguyễn Văn Trường làm chủ đã gắn với hàng loạt dự án lên tới hàng nghìn tỷ đồng nhưng hiện tại vẫn phải lâm vào cảnh “chết yểu” và gây ra nhiều hệ lụy.

Siêu dự án mang nhiều…hứa hẹn

Ngày 25/11/2018 vừa qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội đã có công văn số 7257/KH&ĐT-NNS về việc đầu tư xây dựng Khu du lịch tâm linh Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.

Công văn cho biết: Ngày 13/11/2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội đã chủ trì cuộc làm việc, nghe đại diện Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường (DNTN XD Xuân Trường) báo cáo tóm tắt ý tưởng dự án Khu du lịch tâm linh Hương Sơn và đang tích cực phối hợp, đôn đốc triển khai, tổng hợp đề xuất báo cáo Thành phố trong tháng 12/2018.

 Nhiều dự án “chết yểu”, doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường vẫn đề xuất làm dự án mới 15 nghìn tỷ - Hình 1

Văn bản DN XD Xuân Trường gửi Thường trực Thành ủy TP Hà Nội và UBND TP Hà Nội về việc cho phép đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn

Trước đó, ngày 5/9/2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội đã có công văn số 5360/KH&ĐT-NNS gửi UBND TP. Hà Nội về việc DNTN XD Xuân Trường đề nghị đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn.

Theo công văn này, doanh nghiệp đã có văn bản số 212/CV-DNXT đề xuất dự án từ ngày 25/7. Theo đề xuất, doanh nghiệp sẽ xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức với quy mô khoảng 1000 ha (phía Bắc giáp khu bến đò Suối Yến, phía Nam giáp khu du lịch Tam Chúc, phía tây là dãy núi giáp với tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp sông Đáy tỉnh Hà Nam), tổng vốn đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.

Dự án gồm các hạng mục như: Nạo vét các dòng chảy để  tạo đường thủy khoảng 20km (giống như Tràng An); khôi phục, tôn tạo đền chùa miếu mạo trong khu vực; xây dựng một tháp mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế cao 100m để thờ Xá Phật Lợi (tâm điểm là tháp đá đỏ granit); xây dựng hệ thống dịch vụ, khách sạn, nhà hàng.

“Nếu được triển khai, doanh nghiệp cam đoan Khu du lịch tâm linh Hương Sơn sẽ trở thành di sản văn hóa cùng với khu du lịch Tam Chúc Hà Nam vào năm 2028; khi khu du lịch hoàn thành, sẽ đón từ 6-8 triệu lượt khách/năm, tạo việc làm cho 30.000 lao động và ngân sách khoảng 1000 tỷ đồng/năm” - công văn số 5360/KH&ĐT-NNS cho biết.

Làm dự án tâm linh hay…lập trạm thu phí BOT?

Trong công văn, ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc DNTN XD Xuân Trường kiến nghị: “Chùa Tam Chúc nằm sát với chùa Hương (Hà Nội), chính vì vậy doanh nghiệp muốn xây dựng Khu du lịch tâm linh Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội ở giữa chùa Tam Chúc và chùa Hương, với diện tích 1000 ha gồm núi đá có cây và đầm lầy”.

Theo một số cán bộ ngành du lịch và kế hoạch - đầu tư, khi trình bày về dự án, Doanh nghiệp Xuân Trường cho biết sẽ xây dựng một số chốt kiểm soát và thu phí để đón luồng khách từ trung tâm Thủ đô đến và từ Hà Nam sang. Thậm chí, trong một cuộc trao đổi, đại diện doanh nghiệp còn đề nghị một doanh nghiệp khác đẩy điểm triển khai dự án lên để nhường vị trí cho Xuân Trường xây dựng trạm kiểm soát này.

Trước đó, tại một dự án do vị đại gia này xây dựng cũng đã bị báo chí phản ánh về tình trạng doanh nghiệp này thu phí khách đến hành hương, chiêm bái thần phật tại động Am Tiên (Hoa Lư - Ninh Bình) gây bức xúc dư luận. Mới đây, khi triển khai xây dựng và đề xuất hai siêu dự án du lịch tâm linh khác, người dân địa phương lại rộ lên nỗi lo tương tự.

Mấy ngày gần đây, người dân sống gần khu vực dự án Khu du lịch tâm linh Tam Chúc - Ba Sao (Hà Nam) đã không khỏi lo lắng khi doanh nghiệp này đang triển khai xây dựng hai cổng chốt chặn hai đầu dự án, một đầu ở Hà Nam, một đầu giáp Hà Nội.

Nhiều dự án “chết yểu”, doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường vẫn đề xuất làm dự án mới 15 nghìn tỷ - Hình 2

Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi TP Hà Nội về việc DN Xuân Trường đề nghị đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn

Theo thông tin từ Doanh nghiệp Xuân Trường, dự án chùa Tam Chúc sẽ được doanh nghiệp quảng báo, giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế vào năm 2019. Đồng thời, cũng sẽ khánh thành giai đoạn 01 và là nơi đăng cai tổ chức Đại lễ Veskas 2019 (Đại hội Phật giáo Thế giới) được tổ chức vào tháng 05/2019. Doanh nghiệp cũng đang xây dựng hồ sơ để đưa quần thể du lịch Tam Chúc là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 2028.

Trước lo lắng về việc doanh nghiệp này đang cho xây dựng hai cổng chốt chặn hai đầu dự án, kiểm soát toàn bộ người ra vào khu du lịch Tam Chúc.

Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Chí T., một người dân địa phương chia sẻ: “Cũng giống như ở các dự án khác mà điển hình là khu vực động Am Tiên ở Ninh Bình, doanh nghiệp thu phí vào tham quan khu du lịch, vào chùa là việc làm phản cảm, không đúng thuần phong mỹ tục của người Việt. Việc yêu cầu dân địa phương cầm chứng minh nhân dân để được miễn phí qua cổng, vào chùa thật vô lí. Chúng tôi như cảm thấy mất tự do”.

Còn tại xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội sau khi thông tin về dự án của doanh nghiệp Xuân Trường, một số người dân địa phương đã bày tỏ sự lo lắng, băn khoăn.  

Ông Trịnh Văn Giáo, Cơ sở Xóm 11, Đục Khuê, xã  Hương Sơn bức xúc nói: “Xuân Trường là một đơn vị kinh doanh cá nhân. Chúng tôi không muốn một doanh nghiệp đã từng gây bức xúc dư luận, khiến nhiều người dân vướng vào lao lý trong giải phóng mặt bằng khi thực diện dự án Tam Chúc - Ba Sao tiếp tục thực hiện các dự án có liên quan tới khu vực chùa Hương và xã Hương Sơn.

Ngoài ra, khi nghe nói, tới đây, dự án của Xuân Trường còn đào một con kênh nối khu suối Yến với dự án tâm linh ở Ba Sao, người dân sống nhiều đời ở Hương Sơn, khu vực chùa Hương linh thiêng e sợ sẽ chạm phong thủy và nguồn nước cũng như công ăn việc làm của các hộ chèo đò”.

Ông Trịnh Xuân Hinh, Cơ sở Xóm 11, Đục Khuê, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội nói: “Vẽ ra dự án lớn quá rồi lại thu hồi tới 1000 ha đất thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hàng vạn nông dân. Nếu đào con kênh, suối Yến chảy về Hà Nam thì dòng chảy truyền thống lễ hội hàng nghìn năm có còn. Chúng tôi lại phải chia bớt công ăn việc làm, như thế quyền lợi của người dân không được bảo đảm. Nếu lại thêm các trạm thu phí và chốt chặn thì quả thực là thảm họa”.

Nhiều e ngại tính khả thi?

Không chỉ lo lắng về mặt đời sống văn hóa tâm linh mà nhiều người dân còn đang lo lắng khi phải đối mặt với nhiều hệ lụy có thể diễn ra bởi những năm gần đây, Xuân Trường là doanh nghiệp đã đầu tư và đề xuất đầu tư nhiều khu du lịch tâm linh như: Quần thể Bái Đính - Tràng An (Ninh Bình), Khu Du lịch Tam Chúc - Ba Sao (Hà Nam), khu tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (Hải Phòng), Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)…

Tại dự án Khu tâm linh Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) có tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 15.000 tỷ đồng bằng ngân sách Nhà nước vốn của Nhà đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác được thực hiện từ năm 2016.

Sau 02 năm kể từ khi dự án Hồ Núi Cốc được triển khai, đã có khoảng gần 2.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách đã được chi cho giải phóng mặt bằng và hiện nay cũng đang gặp khó khăn về bố trí vốn.

Nhiều dự án “chết yểu”, doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường vẫn đề xuất làm dự án mới 15 nghìn tỷ - Hình 3

Sau khi biết tin DN Xuân Trường đề nghị đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn, người dân đã rất lo ngại về tính khả thi của dự án. (Ảnh minh họa)

Tại cuộc làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên tháng 10/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng khẳng định lại rằng Dự án Khu tâm linh Hồ Núi Cốc có tổng mức đầu tư rất lớn, kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho địa phương (chưa cân đối vốn cho dự án), việc cân đối vốn cho dự án chỉ được thực hiện khi có nguồn bổ sung đầu tư phát triển kế hoạch trung hạn và phải được Quốc hội và Chính phủ xem xét. Do đó, việc tiếp tục đề xuất một dự án lớn 15.000 tỷ cũng là một vấn đề cần được xem xét kỹ càng.

Ông Hoàng Thái Cương - Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Thái Nguyên (KH-ĐT) cũng từng thừa nhận thực tế hiện nay, việc xây dựng tổng thể Khu du lịch Hồ Núi Cốc đang gặp không ít khó khăn. Hiện tại kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 nguồn vốn ngân sách tỉnh đã được Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua và phân bổ hết nguồn vốn được giao cho các dự án nên chưa cân đối được vốn cho dự án đầu tư hạ tầng du lịch Hồ Núi Cốc. Chính từ nguyên nhân này đã khiến dự án vẫn còn dang dở và đứng trước nguy cơ không thể triển khai.

Tại Hải Phòng, Doanh nghiệp Xuân Trường cũng đang đề xuất biến đảo Cái Tráp thành khu du lịch tâm linh lớn, tổng mức đầu tư của dự án lên tới gần 10.000 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng 450 ha nhưng đến nay dự án vẫn chưa được hoàn thành.

Điều này khiến dư luận lo lắng, hoài nghi với việc đề xuất Khu du lịch tâm linh Hương Sơn với con số 15.000 tỷ, liệu doanh nghiệp Xuân Trường có đủ khả năng cân đối nguồn vốn hay chăng doanh nghiệp chỉ lập dự án để “ôm đất” nhằm trục lợi?

Mong rằng, các cơ quan chức năng cần xem xét thật kỹ lưỡng và thẩm định năng lực của chủ đầu tư cũng như giá trị đích thực của dự án để tránh gây hệ lụy cho tương lại sau này.

Theo giadinhvietnam.com

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.