Lễ kỷ niệm chính thức sẽ diễn ra vào tối 23/11 tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, và được truyền hình trực tiếp trên kênh NTV. Chương trình bào gồm: Màn khai từ “Huyền thoại đất Hồng Lam”, phần lễ kỷ niệm và vinh danh các nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu; Chương trình nghệ thuật “Ví, Giặm – Hồn quê tỏa sáng .
Từ tháng 9 đến tháng 11/2024, các cuộc thi sáng tác lời mới cho Dân ca Ví, Giặm đã được tổ chức, với lễ trao giải dự kiến vào tháng 11/2024.
Trong khuôn khổ Festival “Về miền Ví, Giặm – Kết nối tinh hoa di sản” sẽ đượctỉnh Nghệ An phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh sẽ tổ chức Festival “Về miền Ví, Giặm – Kết nối tinh hoa di sản” tổ chức và cầu truyền hình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm” từ ngày 27/11 đến 30/11/2024.
Bên cạnh đó, hai tỉnh sẽ phối hợp tổ chức liên hoan trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam sẽ diễn ra với sự góp mặt của nhiều tỉnh thành như: Lâm Đồng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Bắc Ninh, Phú Thọ. Ngoài ra, hội thảo quốc gia về bảo tồn và phát huy giá trị di sản Ví, Giặm Nghệ Tĩnh sẽ được tổ chức tại thành phố Hà Tĩnh vào ngày 29/11/2024.
Đặc biệt, các hoạt động của Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo tổ chức Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) tại Trung tâm Văn hóa - Bảo tàng tỉnh Nghệ An.
Triển lãm trưng bày hình ảnh về sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với di sản văn hóa dân tộc. Giới thiệu hình ảnh về di sản văn hóa; di sản thiên nhiên; di sản văn hóa phi vật thể; di sản tư liệu, ký ức; các di tích quốc gia, danh lam thắng cảnh và đặc trưng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam ở mọi miền Tổ quốc.
Trưng bày “Những bài thơ của Bác Hồ trên Sen thư pháp”; Không gian văn hóa trà Việt; Trình diễn nghệ thuật điêu khắc ánh sáng; Triển lãm “Áo dài Việt Nam”… Tổ chức không gian trưng bày “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống” của các tỉnh, thành phố tại phố đi bộ Hồ Tùng Mậu, thành phố Vinh với sự tham gia của các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Điện Biên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu.
Tại phố đi bộ Hồ Tùng Mậu, thành phố Vinh, từ ngày 22-26/11/2024 sẽ diễn ra không gian trưng bày các sản phẩm thủ công truyền thống của nhiều tỉnh thành, bao gồm Quảng Ninh, Thái Nguyên, Điện Biên, Phú Thọ, và các tỉnh khác từ Bắc vào Nam. Hoạt động này nhằm quảng bá, tôn vinh di sản văn hóa và thiên nhiên của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy giao lưu, kết nối giữa các địa phương trên cả nước, tạo cơ hội để phát triển văn hóa và du lịch.
Vào ngày 27/11/2013, tại Paris, UNESCO đã công nhận dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ hàng trăm năm nay, Ví, Giặm Nghệ Tĩnh - hai lối hát không nhạc đệm - đã là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Nghệ Tĩnh, thể hiện qua nhiều hình thức như Ví phường vải, Ví trèo non, và Giặm kể, Giặm vè. Ví, Giặm không chỉ gắn liền với các hoạt động lao động sản xuất, mà còn là phương tiện truyền tải tình cảm và bản sắc văn hóa của người dân xứ Nghệ.
Lê Quyết