Uống đủ nước
Thay vì uống một số đồ uống có ga và thức uống có đường, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước.
Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng. Bạn nên bổ sung tỏi vào bữa tối cho trẻ. Tỏi có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch chống nhiễm trùng cũng như giảm viêm.
Ăn trái cây giàu vitamin C
Thêm các loại trái cây như dâu tây, cam, dưa gang và quả kiwi trong chế độ ăn của trẻ bởi các loại trái cây này hữu ích trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của bé. Những quả này có hàm lượng vitamin C cao - chất dinh dưỡng quan trọng cho hệ miễn dịch. Tuy nhiên lưu ý là khi trẻ bị cảm cúm nên tránh các loại trái cây như cam, quýt và thay bằng đu đủ.
Tập thể dục vừa phải
Hoạt động thể chất có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, nhưng nên tập thể dục với cường độ vừa phải bởi tập thể dục quá căng thẳng lại có thể làm giảm hệ miễn dịch. Bạn có thể tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời vào những ngày cuối tuần.
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách. Ngoài ra, cũng lưu ý là thay đổi bàn chải đánh răng của trẻ sau mỗi lần trẻ bị nhiễm khuẩn.
Ngủ đủ giấc
Nếu trẻ không ngủ tối thiểu 7 tiếng một ngày, sẽ khiến trẻ mệt mỏi vào ngày hôm sau và ảnh hưởng đến việc học tập. Theo các nhà khoa học, tình trạng mất ngủ sẽ làm hư hại tế bào T trong cơ thể và từ đó làm hỏng hệ miễn dịch.
Tạo không khí vui vẻ cho trẻ
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tiếng cười và bầu không khí vui vẻ cũng tăng cường khả năng miễn dịch. Năng lượng mà trẻ sử dụng khi vui cười và nghỉ ngơi làm cho chức năng miễn dịch của bé tốt hơn, trong khi sự căng thẳng sẽ khiến hệ thống miễn dịch bị yếu đi và dẫn đến việc trẻ mắc một số bệnh.
Bảo Ngọc