Bài 10: Steve Ballmer - tỷ phú công nghệ
Steven Anthony Ballmer là một doanh nhân người Mỹ - Giám đốc điều hành Tập đoàn Microsoft từ tháng 1/2000. Ông là người đầu tiên trở thành tỷ phú (đô la) theo giá trị cổ phiếu thu được với vai trò là nhân viên của một tập đoàn mà ông không phải là người sáng lập hay là họ hàng của người sáng lập.
Steve Ballmer
Tư chất thiên tài bộc lộ từ sớm
Ông Steve Ballmer có tên đầy đủ là Steven Anthony Ballmer, sinh ngày 24/3/1956, tại thành phố Detroit - tiểu bang Michigan (Hoa Kỳ). Ông được biết đến là một doanh nhân tài giỏi người Mỹ, đồng thời là CEO của tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới - Microsoft.
Trong danh sách 200 người giàu nhất thế giới năm 2024, do tạp chí Forbes bình chọn, thì doanh nhân Steve Ballmer đứng vị trí thứ 11 và đứng thứ 6 trong danh sách những người chắc chắn giàu có tại Mỹ.
Steve Ballmer - một người có tư chất thông minh và được bộc lộ từ rất sớm, thông qua việc luôn sở hữu điểm số đứng đầu lớp và vượt xa các bạn khác cùng trang lứa với mình.
Steve Ballmer (Nguồn: Internet)
Lĩnh vực mà ông yêu thích - niềm say mê nhất, chính là toán học, đặc biệt ông đã gây ấn tượng khi đạt điểm tuyệt đối của môn học này là 800 điểm, tại các kỹ thi. Thêm vào đó, các môn học khác của vị doanh nhân tài năng này, cũng thường xuyên đạt điểm tuyệt đối, kể cả văn học hay những môn học theo chiều hướng nghệ thuật khác.
Với tài năng và sự thông minh của mình, năm 1973, tốt nghiệp trường trung học, Steve Ballmer đã nhận được học bổng của trường đại học danh giá nhất thế giới - Đại học Harvard. Trong thời gian theo học tại đây, ông không chỉ nổi tiếng với thành tích học tập xuất sắc, mà còn được biết đến với những bài báo cho tờ Tạp chí Harvard Crimson của trường.
Những bài viết của ông, không chỉ xoay quanh các lĩnh vực như toán học hay kỹ thuật, mà cả những tác phẩm văn chương, cũng trở thành chủ đề mà vị doanh nhân này lựa chọn.
Đại học Harvard - không chỉ là nơi nuôi dưỡng tài năng của Steve Ballmer, mà đây cũng chính là nơi bắt đầu cho một tình bạn thân thiết giữa 2 vị tỷ phú giàu có hàng đầu thế giới hiện nay: Bill Gates và Steve Ballmer.
Steve Ballmer là một doanh nhân người Mỹ, ông là cựu CEO Microsoft, hiện có tổng tài sản ròng 101 tỷ USD và là người thứ 9 trong danh sách tỷ phú có trên 100 tỷ USD (Nguồn: Internet)
Nếu như tỷ phú Bill Gate nổi tiếng với lĩnh vực công nghệ, thì Steve lại nổi trội với tài kinh doanh thiên tài. Hai con người, 2 lĩnh vực khác nhau, thế nhưng, chính nhờ sự khác biệt đó, đã tạo nên một tình bạn có sự hỗ trợ và bù đắp cho nhau, làm nên một sự kết hợp hoàn hảo đến xuất sắc giữa 2 con người thiên tài.
Steve Ballmer tốt nghiệp Đại học Harvard với 2 tấm bằng về 2 lĩnh vực là toán học và kinh tế.
Ông cũng đã có 2 năm làm việc tại vị trí trợ lý giám đốc sản phẩm ở Tập đoàn protect & Gamble.
Sau đó, ông quyết định ghi tên vào Trường Đại học Stanford để lấy tấm bằng MBA cho mình. Tuy nhiên, trước khi lấy được bằng thạc sỹ kinh doanh cho mình, Steve Ballmer đã quyết định dừng việc học và đầu quân cho Microsoft, dưới sự thuyết phục của Bill Gates.
Tại đây, kỷ nguyên của Steve Ballmer và ông lớn phần mềm Microsoft - chính thức mở ra với những thành công và thách thức phải đối mặt.
Chính thức gia nhập đại gia đình Microsoft năm 1980 với tư cách là thành viên thứ 30, tại đây, Steve Ballmer đã là nhà quản lý mang tính chuyên nghiệp đầu tiên của công ty phần mềm hàng đầu thế giới này.
Với việc giữ chức vụ Giám đốc kinh doanh, Steve Ballmer đã nỗ lực dốc hết sức mình trong thời gian 2 thập kỷ đầu tiên, để góp phần đưa phần mềm Microsoft xuất hiện trên 97% máy tính, trên phạm vi toàn thế giới.
Nhờ những đóng góp và tài năng của bản thân, doanh nhân Steve Ballmer đã nhận được mức lương khởi điểm là 50.000 USD, kèm theo đó chính là việc sở hữu tỷ lệ phần trăm quyền sở hữu cổ phần công ty.
Trong những thập kỷ tiếp theo, ông đã trực tiếp trở thành lãnh đạo của một số bộ phận trong công ty như phòng kế hoạch, phòng phát triển, phòng kinh doanh hay bộ phận hỗ trợ khách hàng.
CEO thứ hai của Microsoft - Steve Ballmer
Giai đoạn đầu làm việc tại Microsoft, ông đã đầu tư và bỏ công sức trong việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng; qua đó, có thể lên kế hoạch và đề ra các giải pháp cho những sản phẩm công nghệ cao của Microsoft để đáp ứng được những mong muốn đó.
Nhờ sự nỗ lực của mình, Steve Ballmer đã nhận được sự đền đáp xứng đáng với mô hình khách hàng rộng lớn, toàn diện với số lượng đối tác trên thế giới lên tới con số hơn 640.000.
Không chỉ nối tiếng là một nhà kinh doanh tài giỏi, doanh nhân Steve Ballmer còn được mệnh danh là nhà tuyển dụng nhân sự xuất sắc với các chiến lược thu hút nhân tài trên toàn thế giới đầu quân cho Microsoft. Với số lượng nhân viên gần 60.000 người, đến từ hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, có thể nhận thấy, những thành phần tinh nhuệ nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đều đang làm việc tại tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới - Microsoft.
Chính từ việc có nền tảng là con người xuất sắc, hằng năm, doanh số Microsoft thu về trung bình lên tới 40 tỷ USD!
Nhờ vào sự cống hiến, đóng góp và việc không ngừng nỗ lực phát triển của mình, Steve Ballmer đã nhận được sự tín nhiệm từ người bạn thân Bill Gates và toàn thể nhân viên trong Microsoft.
Steve Ballmer và Bill Gates
Trở thành giám đốc điều hành
Steve Ballmer - người có công thứ 2 sau Bill Gates tại Microsoft; tuy không còn là giám đốc điều hành đương nhiệm, nhưng với bí quyết “đam mê, tầm nhìn và kiên nhẫn”, những đóng góp của ông đối với ngành công nghệ thông tin đã để lại dấu ấn về một CEO đầy nhiệt huyết.
Ông được đánh giá là nhà lãnh đạo hàng đầu công ty phần mềm nổi tiếng nhất thế giới - Microsoft. Ông được biết đến như là một người có sức ảnh hưởng lớn và cũng là một trong những người giàu nhất thế giới.
Năm 1980, Steve Ballmer khởi động sự nghiệp của mình từ vị trí giám đốc kinh doanh đầu tiên của Microsoft. Năm 1983, chưa đầy 3 năm sau, ông nhanh chóng được thăng chức làm Phó chủ tịch marketing.
Từ đó trở đi, ông liên tục được cất nhắc vào những vị trí giám đốc bộ phận của nhiều bộ phận khác nhau như Bộ phận phát triển hệ điều hành, Bộ phận điều hành, Bộ phận bán hàng và hỗ trợ.
Ballmer đứng đầu việc mua lại bộ phận điện thoại di động của Nokia
Tháng 7/1998, ông được đề bạt làm Chủ tịch và ngày 13/1/2000, ông trở thành Giám đốc điều hành.
Trong khi Bill Gates vẫn duy trì việc quản lý phần công nghệ, Steve Ballmer chịu trách nhiệm tài chính của công ty. Năm 2003, Ballmer bán 8,3% cổ phần, chỉ để lại 4% khoản góp vốn trong công ty. Cũng năm đó, Steve Ballmer thay đổi chương trình bán cổ phiếu cho nhân viên, đã tạo ra những triệu phú nhân viên, bằng chương trình trợ cấp cổ phiếu.
Những người xung quanh và các nhân viên đều tin rằng, không ai có thể hiểu công ty bằng Steve Ballmer. Ông là người luôn đánh giá đúng tình hình và có khả năng đưa ra cách giải quyết mấu chốt nhất cho các vấn đề nảy sinh hằng ngày tại công ty.
Ông là người đã chứng kiến những giai đoạn tăng trưởng “khủng” của Microsoft, sau đó tiếp tục kế thừa và có những đóng góp đáng kể trên những thành công đó.
Và quan trọng là,Steve Ballmer cảm nhận được tài năng ở những người khác và có khả năng tập hợp họ lại thành nhóm cùng nhau sáng tạo, giúp cho Microsoft luôn đứng ở vị trí số 1 thế giới về sản xuất phần mềm.
Con đường đến với vị trí CEO Microsoft
Thời điểm năm 1986, khi Microsoft đã trở nên quen thuộc với các nhà sản xuất, cung cấp phần mềm máy tính và nhiều khách hàng khắp nơi trên thế giới. Steve Ballmer lúc này cũng đã trở thành một triệu phú, nhưng ông luôn quan niệm rằng “tiền không phải là mọi thứ”.
Nhạy bén với thị trường
Steve Ballmer có tầm nhìn và cách tư duy giống với Bill Gates - chủ nhân của Microsoft, cũng là sếp của ông. Các ông muốn Microsoft tiếp tục thống trị thị trường máy tính cá nhân. Steve Ballmer đã trở thành một trong những người tạo động lực cho công ty sản xuất trình duyệt Internet Explorer (IE).
Năm 1995, Steve Ballmer cảm nhận Internet sẽ trở thành một phương tiện quan trọng trong tương lai để kết nối mọi người trên thế giới; ông muốn Microsoft chia sẻ công nghệ với thị trường và đó cũng là thời điểm Netscape cạnh tranh gay gắt với IE. Ngày nay, các đối thủ cạnh tranh với IE, thậm chí còn lớn hơn rất nhiều như Mozilla Firefox, Opera, Safari…
Thu hút được những nhân tài
Tuy nhiên, Microsoft vẫn có thế mạnh nhất định trong phân phối sản phẩm, vì một lý do đơn giản: Sản phẩm của hãng luôn đi kèm với phần mềm do chính hãng sản xuất - đó cũng là tiêu chuẩn bắt buộc đối với tất cả các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows.
Steve Ballmer có sự nhạy bén với thị trường và nhìn trước được những xu hướng phát triển của ngành công nghệ thông tin. Trong các nhiệm kỳ làm việc của mình, ông đã từng nhiều lần thay đổi cấu trúc của công ty nhằm phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn, tạo ra sự thay đổi tích cực cho công ty và người lao động.
Steve Ballmer luôn hết mình để xây dựng danh tiếng và sự thành công cho Microsoft. Tại những thời điểm công ty phải đối mặt với những khó khăn, cũng như sự mất lòng tin của công chúng và khách hàng vào một số dòng sản phẩm, ông vẫn không hề nao núng, tìm mọi cách để tháo gỡ khó khăn và không ngừng có những nỗ lực mới để giành lại niềm tin của khách hàng.
Trong các hoạt động cộng đồng, Steve Ballmer tham gia rất tích cực. Ông còn là một fan hâm mộ lớn của bóng rổ chuyên nghiệp.
Thành tựu đạt được
Ngoài đời, mọi người đều nhận xét ông là người phong độ, thân thiện, thậm chí là khá nồng nhiệt. Song hơn cả, mọi người kính phục ông, vì ông đã có những đóng góp to lớn vào thành công của Microsoft mà không quá coi trọng lợi ích hay tiền bạc.
Tuy hiện nay không còn giữ chức vụ giám đốc điều hành Microsoft và thời gian cuối của nhiệm kỳ, ông đã bị một số báo lên án, do không chèo chống được những bê bối của Microsoft trong việc cho ra đời một số dòng sản phẩm, nhưng ông vẫn được biết đến như một tấm gương về tinh thần làm việc.
Steve Ballmer với sự đam mê cháy bỏng - ngọn lửa đam mê của một vị lãnh đạo gắn bó lâu nhất với Microsoft (chỉ sau Bill Gates) - đã luôn truyền cảm hứng cho đồng nghiệp và nhân viên với một niềm tin tuyệt đối vào sự thành công có thể làm thay đổi thế giới.
Kinh doanh “điện toán đám mây”
Ngày 11/6/1980, Steve Ballmer chính thức về đầu quân cho Microsoft với mức lương 50.000 USD/năm, kèm theo việc sẽ sở hữu 10% cổ phần của công ty.
Những đóng góp to lớn cho công nghệ
Tại thời điểm đó, Steve Ballmer giữ chức Giám đốc Kinh doanh và trong suốt 20 năm, những dấu ấn mà Steve Ballmer để lại đã từng bước khiến Microsoft từ một công ty nhỏ - trở thành tập đoàn đa quốc gia lớn và giàu mạnh.
20 năm sau ngày nhận việc, Steve Ballmer chính thức nhận chức Giám đốc Điều hành từ Bill Gates và trong suốt 14 năm sau đó là thời kỳ hoàng kim của Microsoft. Thậm chí, vụ kiện chống độc quyền từ phía chính phủ Hoa Kỳ, cũng không thể cản bước sự lèo lái tài tình của Steve Ballmer. Bên cạnh đó, dưới thời của Steve Ballmer, vấn đề quản lý kinh doanh và minh bạch trong các báo cáo tài chính, cũng được chú trọng hơn cả đối với từng chi tiết nhỏ nhất.
Không những thế, điều khiến Steve Ballmer gần như trở thành huyền thoại đó chính là những đóng góp của ông trong chiến lược kinh doanh điện toán đám mây. Nhờ điều này, doanh thu của Microsoft đã tăng trưởng vượt bậc, từ 25 tỷ USD, lên đến 70 tỷ USD. Trên thực tế, việc tăng trưởng về doanh thu - là thứ trực tiếp khiến Steve Ballmer giàu lên, nguyên nhân đến từ số cổ phiếu mà Steve Ballmer đang nắm giữ.
Trong hầu hết các sản phẩm mũi nhọn mà Microsoft trình làng với giới công nghệ, đều mang dấu ấn sâu sắc của Steve Ballmer.
Sai lầm khó cứu vãn
Tiêu biểu nhất đó chính là hệ điều hành Windows, tại thời điểm nhận được hợp đồng của IBM, Steve Ballmer và đội ngũ cán bộ đã cùng nhau phát triển MS-DOS, theo thời gian, chính phát kiến này đã giúp định hình giao diện người dùng trên Windows, cũng như những sản phẩm khác của tập đoàn.
Tuy nhiên, tại thời điểm hậu sự kiện ra mắt iPhone năm 2007 của Apple, Steve Ballmer là người phải hứng chịu nhiều chỉ trích nhất khi là nguyên nhân chính khiến Microsoft đi lùi trong công cuộc chinh phục mảng kinh doanh smartphone. Cụ thể, các chiến lược mà Steve Ballmer đưa ra, đã không đủ linh hoạt để giành lấy thị phần, trong khi Windows Phone được thiết kế khá tối ưu và hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với các hãng khác.
Hậu quả, từ thương hiệu trị giá 7,17 tỷ USD khi được mua lại, Nokia qua - bàn tay của Steve Ballmer, chỉ còn có giá trên dưới 350 triệu USD, vì thua lỗ và chiến lược chiếm lĩnh thị phần hoàn toàn thất bại. Chính điều này, đã khiến mối quan hệ giữa Steve Ballmer và Bill Gates rạn nứt.
Hậu quả, năm 2014, Steve Ballmer về hưu và nhường lại ghế nóng cho một cái tên khác trẻ và năng động hơn…
Mong muốn cố vượt qua Google
Những lời khuyên để thành công…
Tại một trong những cuộc phỏng vấn cuối cùng với tư cách là Giám đốc điều hành của Microsoft (2013), Steve Ballmer đã ngồi lại với tạp chí kinh doanh đa quốc gia (Fortune) trong việc chia sẻ một số mẹo tốt nhất để mang lại thành công.
Hãy nhìn vào bức tranh tổng thể
Theo Steve Ballmer:
“Nếu CEO không nhìn thấy sân chơi của mình, thì không ai khác có thể nhìn thấy. Nhóm điều hành có thể cũng cần nhìn thấy nó, nhưng CEO thực sự cần có khả năng nhìn thấy toàn bộ không gian cạnh tranh”.
Các sản phẩm đa dạng của Microsoft như dịch vụ đám mây và điện toán cá nhân, chạm tới rất nhiều thị trường khác nhau và sự cạnh tranh dường như rình rập ở mọi ngóc ngách.
Trong thời gian làm giám đốc điều hành, ông đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì không thích ứng đủ nhanh với những xu hướng thay đổi của thị trường.
Các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực thiết bị di động như Samsung và Nokia, cũng như các dịch vụ điện toán đám mây như Google và Apple, đang trên đà phát triển.
Cổ phiếu của Microsoft đã trì trệ trong những năm dẫn đến việc ông nghỉ hưu vào năm 2014. Tuy nhiên, doanh thu của Microsoft đã tăng gần gấp 4 lần, dưới thời ông quản lý.
Luôn tìm kiếm nhân tài
Khi ở Microsoft, Steve Ballmer đã thuê một số tên tuổi lớn nhất ở Thung lũng Silicon, như: Steven Sinofksy, người đứng đầu Windows; J Allard, người từng là Giám đốc công nghệ của Xbox; Ray Ozzie, kiến trúc sư trưởng phần mềm của Microsoft…
Cuộc chia tay đầy nước mắt
Trong một cuộc phỏng vấn (2009) với Wall Street Journal, Steve Ballmer cho biết, để “năng động” - các công ty nên đặt mục tiêu khuyến khích nhân viên nội bộ làm việc “70 - 80% thời gian”; khi một công ty muốn tuyển dụng nhân viên bên ngoài, họ nên “cởi mở” và yêu cầu tài liệu tham khảo.
Theo một doanh nhân: “Trong các cuộc phỏng vấn dành cho những nhân viên mới tiềm năng, 2 phẩm chất lớn nhất mà anh ấy tìm kiếm là niềm đam mê mà ông ấy “có thể nhìn thấy trong mắt” và một người mà anh ấy có thể liên hệ.
Một trong những câu hỏi yêu thích của anh ấy đó là: Hãy kể cho tôi nghe về điều bạn tự hào?”.
Luôn xem xét lại để tìm ra mô hình kinh doanh thành công nhất
Tại Microsoft, trò chơi của Steve Ballmer có tên là “suy nghĩ lại, suy nghĩ lại, suy nghĩ lại”!
“Có một ngày, người ta nói tất cả tiền đều nằm ở phần mềm. Hãy thoát khỏi phần cứng”, Steve Ballmer nói với Fortune vào năm 2013.
Phần cứng là lĩnh vực mà Apple và Samsung, đối thủ lớn nhất của Microsoft vào thời điểm đó, cũng kiếm được lợi nhuận.
Năm 2013, Apple ghi nhận doanh thu 170,9 tỷ USD. Google ghi nhận 55,5 tỷ USD. “Rồi ai đó sẽ nói: Ồ, tất cả chỉ là nhờ quảng cáo”. Nhưng đó lại là lĩnh vực mà Google, đối thủ của Microsoft, đang kiếm được tiền.
“Sân chơi luôn thay đổi” - Steve Ballmer nói và quan điểm - đó vẫn đúng trong những nỗ lực hiện tại của ông trên sân bóng rổ.
Một thập kỷ, sau khi mua Clippers, Steve Ballmer vẫn đang suy nghĩ sáng tạo về cách cải tiến thương hiệu.
Tạp chí Forbes đưa tin Steve Ballmer đang ký hợp đồng và giữ chân các siêu sao như Kawhi Leonard, Paul George và Russell Westbrook để tạo thành bộ tứ ngôi sao, chuẩn bị cho lễ khai mạc Intuit Dome vào tháng 8.
Forbes cũng đưa tin về sân nhà tương lai của đội, nơi sẽ diễn ra các trận đấu cuối tuần All-Star giải NBA 2026.
Lập kế hoạch cho ngắn hạn và dài hạn
Steve Ballmer nói với Tạp chí Fortune vào năm 2013: “Làm đúng những việc lớn để kiếm được nhiều tiền - đó là một chu kỳ dài”’ “Việc thực hiện theo cách cho phép bạn làm điều đó - đó là chu kỳ ngắn”.
Một trong những dự án dài hạn mà Steve Ballmer đang thực hiện đó là USAFacts, một cơ sở dữ liệu thu thập và phân tích cách chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương tạo ra doanh thu và chi tiêu.
Cơ sở dữ liệu, cũng bao gồm các báo cáo mà người dùng có thể chạy để thu thập thông tin về các chủ đề khác nhau, từ thuế suất đến tỷ lệ sử dụng thuốc quá liều và tội phạm trên toàn quốc.
Biết rõ bạn thiếu sót ở đâu
“Rõ ràng là tôi hiểu vấn đề kinh doanh tốt hơn vấn đề công nghệ”, Ballmer kết luận trong cuộc phỏng vấn năm 2013. Nhưng ông cũng nói thêm: “Tôi đã trưởng thành và khi bạn trưởng thành, bạn thường sẽ nói “chà, tôi không biết mình đã làm gì; tôi không biết điều đó”…”.
Có một lý thuyết đùa, liên quan đến những hạn chế của Steve Ballmer đã xuất hiện. Đó là điều mà Từ điển Đô thị gọi là Đỉnh Ballmer; hay như “lý thuyết cho rằng các lập trình viên máy tính có được khả năng mã hóa gần như ma thuật, siêu phàm khi họ có tỷ lệ nồng độ cồn trong máu từ 0,129 - 0,138%”.
Lý thuyết này, có mối liên hệ lỏng lẻo với Steve Ballmer - nhưng đã truyền cảm hứng cho Ballmer Peak-A-Thon, một tổ chức ở San Francisco, Originate: Một quán bar mở nơi mọi người có “5 giờ để tìm ra đỉnh Ballmer khó nắm bắt và xây dựng đỉnh Ballmer tệ nhất có thể kinh doanh được…
Steve Ballmer và Bill Gates tại một sự kiện năm 2006 tại Mỹ (Ảnh: AP)
Cựu CEO Microsoft Steve Ballmer, lần đầu vượt Bill Gates để trở thành người giàu thứ 6 thế giới, nhờ có thêm hơn 3 tỷ USD trong 1 phiên. Theo đó, cách đây hơn 1 tháng, chốt phiên giao dịch (1/7), Steve Ballmer sở hữu 157,2 tỷ USD, nhỉnh hơn Bill Gates với 156,7 tỷ USD. Tài sản của Steve Ballmer tăng 3,1 tỷ USD trong 1 phiên; còn Gates chỉ có thêm 88 triệu USD. Đây là lần đầu tiên, tài sản của Steve Ballmer vượt Bill Gates. Nguyên nhân chủ yếu là cổ phiếu Micrsosft tăng giá nhờ cơn sốt AI toàn cầu.
Hơn 90% tài sản của Steve Ballmer đến từ cổ phiếu Microsoft, trong khi Bill Gates đầu tư đa dạng. Nửa tài sản của cựu CEO Microsoft nằm trong Quỹ Cascade Investment, được lập ra nhờ cổ tức và bán cổ phiếu hãng công nghệ này. Steve Ballmer cũng nắm số cổ phần trị giá 21 tỷ trong công ty xử lý rác thải Republic Services. Tài sản của Bill Gates cũng giảm dần qua các hoạt động từ thiện. Cùng vợ cũ Melinda French Gates, ông đã rót gần 60 tỷ USD vào Gates Foundation. Quỹ này, hiện là một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới.
Gates sáng lập Microsoft năm 1975, cùng Paul Allen. Ông giữ vị trí CEO đến năm 2000, rồi nhường lại cho Ballmer - một trong những nhân viên đầu tiên của công ty. Ballmer nghỉ hưu năm 2014 và trở thành cổ đông lớn nhất của Microsoft cùng năm đó. Ông còn mua đội bóng rổ Los Angeles Clippers với giá 2 tỷ USD năm 2014. Hiện tại, đội bóng này được định giá 4,6 tỷ USD…
Bài sau (bài cuối): Sergey Brin - đồng sáng lập Google
Hương Thủy