Sử dụng con dấu trái thẩm quyền

Thương hiệu & Công luận nhận được đơn thư tố cáo của ông Trần Văn Sơn, nguyên cán bộ tại VINAGIMEX.

Tại đơn thư tố cáo, ông Sơn cho biết: Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - công ty cổ phần do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 26/6/2012 cho Công ty VINAGIMEX, danh sách cổ đông sáng lập được ghi rõ "Liên minh HTX Việt Nam, do đại diện là ông Nguyễn Văn Thịnh có 72.000 cổ phần với giá trị 720 triệu đồng (tương đương 12%); cá nhân ông Nguyễn Văn Thịnh, có 121.900 cổ phần với giá trị 1 tỷ 219 triệu đồng (tương đương 20,32%); ông Nguyễn Đoàn Quang, có 150.000.000 cổ phần với giá trị 1 tỷ 500 triệu đồng (tương đương 15,2%)…

PCT Liên minh HTX Việt Nam bị

PCT Liên minh HTXVN bị tố sử dụng con dấu trái thẩm quyền

Sau khi VINAGIMEX cổ phần hóa, công ty này chịu sự quản lý của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Như vậy, việc xác thực các cam kết để hoàn thiện thủ tục cho đối tác thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, chứ không phải của VCA.

PCT Liên minh HTX Việt Nam bị

Bản cam kết, người lao động đi xuất khẩu lao động chỉ phải đóng hơn 43 triệu đồng

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó chủ tịch VCA vẫn sử dụng con dấu của Liên minh HTX Việt Nam, cùng chữ ký chức danh “Phó chủ tịch” đối với các giấy tờ trong lĩnh vực xuất khẩu lao động cho người lao động Việt Nam - được Công ty CP VINAGIMEX tuyển dụng đi lao động tại Đài Loan, là hành vi làm trái pháp luật, trái thẩm quyền.

Cụ thể, trong một bản cam kết gửi cho công ty phía Đài Loan ngày 14.7.2015, do ông Nguyễn Văn Thịnh ký, có con dấu của VCA, các điều khoản về tiền lương, chi phí của lao động với nhiều hạng mục cho thấy sự chênh lệch lớn về số tiền mà người lao động phải trả cho VINAGIMEX để đi làm việc tại nước ngoài.

Theo đó, trong hồ sơ gửi cho đối tác, cơ quan chủ quản (VCA), VINAGIMEX và người lao động tên Nguyễn Hồng Vương đều ký nhận lao động chỉ phải trả các chi phí (tại thời điểm tháng 7/2015): Phí môi giới là 46.442 đài tệ (tương đương 32.509.500 đồng); lệ phí và tất cả những chi phí chi trả cho việc sang Đài Loan làm việc (bao gồm phí kiểm tra sức khỏe, phí đào tạo học tập, phí lý lịch tư pháp, phí làm hộ chiếu) là 15.850 đài tệ (tương đương 11.095.888 đồng). Tổng cộng số tiền là hơn 43.000.000 đồng và người lao động không phải chi trả thêm bất kỳ khoản phí nào khác.

PCT Liên minh HTX Việt Nam bị

Thực tế người lao động đi XKLĐ phải nộp

Trong khi đó, chính anh Nguyễn Hồng Vương lại phải ký vào một “Giấy cam kết về chi phí xuất cảnh sang Đài Loan” khác với nội dung: “Trúng tuyển sang Đài Loan làm việc ngành công nhân sản xuất chế tạo da, do VINAGIMEX làm thủ tục…, tổng chi phí để xuất cảnh là 3.900 USD” và “làm cam kết trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo và không bị bất kỳ ép buộc nào”.

Câu hỏi đặt ra: Bản cam kết với tổng chi phí hơn 43.000.000 đồng mà ông Thịnh xác nhận cho VINAGIMEX với số tiền cam kết trong 1 bản viết tay khác, tương đương hơn 80.000.000 đồng, tăng gần 100% số tiền, có phải chính là con số chênh lệch mà VINAGIMEX đã hưởng lợi bất chính?

Có thể để lại hệ lụy về sau

Trả lời các cơ quan báo chí liên quan đến vụ việc trên, ông Bạch Quốc Việt, Trưởng phòng Việc làm – An toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội), đơn vị chủ quản hợp pháp của Công ty VINAGIMEX cho biết, ngày 6/12/2016, Công ty VINAGIMEX mới có đơn, có báo cáo gửi Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội xin xác nhận cam kết về tiền lương và các chi phí của lao động nước ngoài sang Đài Loan làm việc. Còn từ năm 2016 về trước, Sở không nhận được bất cứ một văn bản tài liệu nào của công ty này.

“Tôi có mời ông Nguyễn Văn Thịnh đến làm việc. Ông Thịnh cho biết, trước kia toàn bộ chữ ký và con dấu là của Liên minh HTX Việt Nam. Công ty này từng thuộc Liên minh HTX Việt Nam, nhưng từ năm 2012 đã tiến hành cổ phần hoá xong, ông vẫn tiếp tục ký. Tôi hỏi, tại sao ông Thịnh còn tiếp tục ký vào văn bản này? Ông Thịnh trả lời rằng vì sau khi cổ phần hoá xong, ông không nhận được văn bản nào hướng dẫn về việc ký cam kết lương của người lao động đi Đài Loan nên là từ 2012, ông Thịnh vẫn ký như vậy.

PCT Liên minh HTX Việt Nam bị

PCT Liên minh HTX Việt Nam bị

PCT Liên minh HTX Việt Nam bị

PCT Liên minh HTX Việt Nam bị

HĐ đi xuất khẩu lao động

Việc ký cam kết lương này là do phía Đài Loan đề nghị, còn ở Việt Nam không có cơ quan nào yêu cầu. Theo tôi, mục đích của việc này để hợp pháp hoá với những doanh nghiệp đưa người lao động sang Đài Loan. Ký không đúng thẩm quyền, sẽ có hệ luỵ sau này.

Liên minh HTX Việt Nam không phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ký vào văn bản này. Và do đó, còn liên quan đến việc giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tại Đài Loan. Nếu phát sinh tranh chấp, ai sẽ là người bảo vệ và can thiệp quyền lợi cho người lao động tại Đài Loan”, ông Việt cho biết.

Cũng theo đơn thư của ông Trần Văn Sơn, ngoài việc lạm quyền dùng con dấu xác nhận các bản cam kết cho VINAGIMEX, ông Thịnh còn bị nêu nhiều sai phạm khác trong quá trình còn là lãnh đạo tại VINAGIMEX, như: Coi thường kỷ cương phép nước, cố tình không bàn giao Quỹ công đoàn cho BCH Công đoàn công ty, không tổ chức kiểm toán và trả cổ tức…

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin ở những kỳ tiếp theo.

Đức  Thế