Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phân tích, đánh giá đầy đủ tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu đối với Việt Nam

 Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tài chính phân tích, đánh giá thật đầy đủ, toàn diện tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu đối với Việt Nam, trong đó tập trung đánh giá tác động đến ngân sách nhà nước, nhà đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 120/TB-VPCP kết luận của Phó thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về thuế suất tối thiểu toàn cầu, tác động và ảnh hưởng đối với Việt Nam.

Theo đó, Phó thủ tướng đánh giá cao Bộ Tài chính về kết quả nghiên cứu, thời gian hoàn thành Báo cáo "chính sách thuế suất tối thiểu toàn cầu, tác động đến Việt Nam". Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Tài chính mới chỉ tập trung vào nội dung sửa đổi, điều chỉnh chính sách thuế mà chưa phân tích, đánh giá thật đầy đủ, kỹ lưỡng tác động của việc áp dụng Thuế suất tối thiểu toàn cầu, nhất là những tác động bất lợi đối với những đối tượng nhà đầu tư mà ta đã cam kết ưu đãi, từ đó ảnh hưởng đến tính hấp dẫn, cạnh tranh thu hút đầu tư của môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Thuế suất tối thiểu toàn cầu là chính sách phát sinh từ bên ngoài có ảnh hưởng, tác động sâu sắc nhiều mặt đến Việt Nam với tư cách là một quốc gia thu hút, tiếp nhận đầu tư. Vì thế, trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước liên quan (kể cả các nước "nguồn" cũng như nước tiếp nhận đầu tư), đặc biệt là những nước có hoàn cảnh, điều kiện tương tự như Việt Nam, cần có đánh giá kỹ lưỡng tất cả các tác động, nhất là tác động bất lợi để có các giải pháp ứng xử phù hợp.

Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại cuộc họp để tiếp tục hoàn thiện nội dung báo cáo. Báo cáo cần bao quát hết các vấn đề phát sinh để đề xuất, kiến nghị các giải pháp thật phù hợp trong thời gian tới. Đồng thời, báo cáo phải được bố cục chặt chẽ, rõ ràng hơn, theo đó tập trung nêu bật các vấn đề cốt lõi sau:  

Quá trình hình thành và nội hàm thuế suất tối thiểu toàn cầu;

Khẳng định rõ, việc Việt Nam cần hay không cần, nên hay không nên tham gia;

Làm rõ hơn chính sách thuế của ta trong thời gian vừa qua; 

Phân tích đánh giá thật đầy đủ, toàn diện tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu đối với Việt Nam, trong đó tập trung đánh giá tác động đến ngân sách nhà nước, nhà đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam; 

Giải pháp ứng phó của Việt Nam trước tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu, nhất là giải pháp đối với những đối tượng bị tác động cần cụ thể rõ ràng, phân tích kỹ tác động.

PV (Nguồn: chinhphu.vn)

Bài liên quan

Tin mới

ASEAN và cơ hội chuyển mình vượt bậc
ASEAN và cơ hội chuyển mình vượt bậc

Nhiều quốc gia ASEAN đang tích cực chuyển đổi số, đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo, với sự hợp tác của các tập đoàn đa quốc gia.

Long An triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2024
Long An triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2024

UBND tỉnh Long An đã ban hành kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”. Thời gian thực hiện từ ngày 1/6 - 30/6/2024.

Đồng bằng sông Cửu Long: Báo động an ninh nguồn nước và giải pháp nào để đảm bảo an ninh nguồn nước?
Đồng bằng sông Cửu Long: Báo động an ninh nguồn nước và giải pháp nào để đảm bảo an ninh nguồn nước?

Việc mùa mưa đến muộn cộng với nguồn nước sông Mê Công về ngày càng ít, đã đưa ra lời cảnh báo về nguồn cung cấp nước cho Đồng bằng sông Cửu Long trở nên đáng báo động và các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng này đang trở nên cấp thiết.

Vì sao được gia hạn cơ cấu nợ đến hết năm 2024, ngân hàng vẫn trích dự phòng cao?
Vì sao được gia hạn cơ cấu nợ đến hết năm 2024, ngân hàng vẫn trích dự phòng cao?

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thì, đã cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn theo Thông tư số 02 thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.

Vì sao được gia hạn cơ cấu nợ đến hết năm 2024, ngân hàng vẫn trích dự phòng cao?
Vì sao được gia hạn cơ cấu nợ đến hết năm 2024, ngân hàng vẫn trích dự phòng cao?

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thì, đã cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn theo Thông tư số 02 thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.

TOP 10 địa phương dẫn đầu PCI – Bài 1: Quảng Ninh tiếp tục giữ vị trí số 1
TOP 10 địa phương dẫn đầu PCI – Bài 1: Quảng Ninh tiếp tục giữ vị trí số 1

Vừa qua, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023…