Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam cần xem xét, điều chỉnh lại cơ chế ưu đãi đầu tư

Cùng với đề xuất nên nội luật hóa để giành quyền thu thuế bổ sung, thì một trong những khuyến nghị quan trọng mà các chuyên gia đưa ra nhằm giúp Việt Nam có phản ứng chính sách kịp thời đối với vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu, là cần xem xét, điều chỉnh lại cơ chế ưu đãi đầu tư.

Ưu đãi đầu tư bằng cách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từng là và cho đến giờ vẫn là “vũ khí lợi hại” giúp không chỉ Việt Nam, mà cả các quốc gia đang phát triển khác thu hút được một lượng không nhỏ vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nhưng khi thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu 15% dự kiến được áp dụng tại nhiều quốc gia bắt đầu từ năm 2024, thì những chính sách ưu đãi này vô hình trung sẽ bị “vô hiệu hóa”. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới thu hút FDI mới, mà còn khiến các doanh nghiệp FDI hiện hữu, đang được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư, chịu thiệt thòi không nhỏ.

Ảnh minh họa internet
Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam cần xem xét, điều chỉnh lại cơ chế ưu đãi đầu tư. Ảnh minh họa internet.

Theo ông Son Won Sik, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham), Việt Nam cần nghiên cứu, đưa ra các chính sách ưu đãi đầu tư mới, như ưu đãi dựa trên chi phí đầu tư, nhằm giúp tăng tính hấp dẫn, giúp thu hút đại bàng vào Việt Nam. Ông Son Won Sik cho rằng, hình thức ưu đãi dựa trên chi phí đầu tư đang được nhiều quốc gia áp dụng, Việt Nam tham gia vào sân chơi chung của quốc tế, thì nên áp dụng luật chơi chung.

Các chuyên gia kinh tế cho biết, trên thực tế, đã có rất nhiều nhà đầu tư đến Việt Nam chỉ để “hớt váng” ưu đãi, khi hết thời gian ưu đãi lại ra đi nên khi thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng, thì cần điều chỉnh lại cơ chế ưu đãi đầu tư.

Ông Thomas McClelland, Phó Tổng giám đốc phụ trách Dịch vụ Tư vấn thuế (Deloitte Việt Nam) phân tích, ưu đãi theo thu nhập có ưu điểm là dễ quản lý, vì thông thường sẽ được kê khai khi quyết toán thuế cuối năm, không phát sinh các khoản phải trả trước từ ngân sách, đồng thời cũng dễ thu hút các dự án đầu tư mới và phát sinh lợi nhuận sớm ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nhược điểm là sẽ phát sinh các trường hợp chuyển giá, chuyển dịch lợi nhuận sang các quốc gia có ưu đãi theo lợi nhuận lớn…

“Để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút FDI, Việt Nam nên ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi theo chi phí nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chịu tác động từ thuế tối thiểu toàn cầu”, ông Thomas McClelland nói.

Ông Thomas McClelland cũng đề xuất, nên tính cả đến việc thực hiện ưu đãi bằng tiền, vì cơ chế này sẽ thúc đẩy các hoạt động đầu tư thực chất, giúp đa dạng hóa các chính sách ưu đãi đầu tư hiện tại, giúp môi trường đầu tư của Việt Nam hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư lớn. 

“Hình thức ưu đãi bằng tiền cũng sẽ giúp tạo ra cơ sở kinh tế ổn định, hạn chế tình trạng chuyển dịch lợi nhuận hoặc đầu tư ngắn hạn như đối với ưu đãi theo lợi nhuận”, ông Thomas McClelland nêu quan điểm.

Ông Thomas McClelland chính là người đặt ra câu hỏi: Ưu đãi bằng tiền có phải là “cánh cửa cho Việt Nam”? Có vẻ, đó đang là phương án được nhiều chuyên gia tính tới. Ngay cả ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch EuroCham cũng cho biết, nhiều nhà đầu tư Châu Âu đã đặt vấn đề hỗ trợ chi phí bằng tiền khi họ chuẩn bị dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang.

Trong hành trình 35 năm thu hút FDI, Việt Nam đã có một lần áp dụng biện pháp hỗ trợ tài chính cho Intel, với khoản hỗ trợ 70 triệu USD. Một phần nhờ sự hỗ trợ này, 17 năm trước, Intel đã quyết định đầu tư vào Việt Nam, thay vì chọn Ấn Độ - một địa điểm đầu tư cũng đầy tiềm năng, mà khi đó, tập đoàn sản xuất chip hàng đầu thế giới đang cân nhắc.

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam cần xem xét, điều chỉnh lại cơ chế ưu đãi đầu tư. Ảnh minh họa internet
Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam cần xem xét, điều chỉnh lại cơ chế ưu đãi đầu tư. Ảnh minh họa internet.

Sau “cú hích” Intel, làn sóng các tập đoàn công nghệ lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã hình thành. Samsung, LG, Kyocera, Microsoft, Bosch, Canon, Jabil Circuit Inc, Nidec, Fuji Xerox… đã “theo chân” Intel để vào Việt Nam.

Gần đây, khi đề xuất đầu tư giai đoạn mở rộng, quy mô khoảng 3 tỷ USD, Intel một lần nữa đề xuất các ưu đãi về mặt tài chính. Đề xuất này chưa được thông qua, và thực tế cũng khó được thông qua. Những hạn chế về mặt ngân sách nhà nước, cũng như chưa có cơ chế, chính sách liên quan đến hỗ trợ tài chính khiến đề xuất của Intel có thể “bất khả thi”.

Nhưng câu chuyện có thể sẽ khác, khi thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng và khi Việt Nam nghiên cứu các cơ chế ưu đãi đầu tư bổ sung, thay vì chỉ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) nhận định, chúng ta cần chủ động tham gia cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu, tranh thủ cơ hội mới để cùng với đẩy nhanh hơn công cuộc cải cách đang được tiến hành, tạo nên động lực mới thu hút vốn FDI nhiều hơn, có chất lượng hơn.

Việt Nam cũng cần đối chiếu quy định quốc tế về thuế tối thiểu toàn cầu với chính sách thuế và ưu đãi đầu tư tại Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế và các quy định có liên quan để sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định quốc tế. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước đang phát triển áp dụng thuế tối thiểu để cân nhắc có nên áp dụng vào nước ta hay không khi điều chỉnh luật pháp liên quan đến FDI. Song song với đó, đàm phán lại hợp đồng với doanh nghiệp FDI chịu tác động bởi cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu theo nguyên tắc “cùng có lợi”, để loại trừ khả năng chuyển thuế sang nước cư trú của nhà đầu tư nước ngoài…

Bà Annett Perschmann - Taubert - Tax Partner PWC cũng cho rằng, để giữ được lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài đồng thời không bị thất thu thuế, Chính phủ Việt Nam cần xem xét thay đổi các quy định về thuế trong nước và thiết kế các chính sách khuyến khích đầu tư mới có cân nhắc đến mức thuế tối thiểu toàn cầu. Các biện pháp khuyến khích đầu tư hiện tại chỉ dưới hình thức ưu đãi thuế có thể sẽ không còn hấp dẫn với các công ty đa quốc gia lớn thuộc đối tượng điều chỉnh của Các quy tắc Trụ cột 2. “Việt Nam nên xem thiết kế lại các cơ chế khuyến khích đầu tư của mình để đảm bảo quyền thu thuế, đồng thời giữ được sức hấp dẫn và tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài. Đây cũng là cơ hội tốt để xem xét lại những khoản đầu tư mà quốc gia muốn tập trung”, bà khuyến nghị.

Tiến sỹ Cấn Văn Lực cũng đề xuất, Việt Nam cần thay đổi chính sách thu hút đầu tư theo hướng tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh từ các yếu tố như môi trường kinh doanh, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng... vốn là các yếu tố cơ bản khi đưa ra các quyết định đầu tư kinh doanh, thay vì hướng tới ưu đãi về thuế. Cùng với đó, chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách, nhất là giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và giá cả, trong đó chú trọng liều lượng và thời điểm cung tiền trong nền kinh tế.

Thống kê sơ bộ của Bộ Tài chính cho thấy, hiện có khoảng 1.015 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trên 750 triệu EUR. Số doanh nghiệp này ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng một khi thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng.

Thạch Thảo (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Nên xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo theo thị trường, khu vực và chất lượng
Nên xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo theo thị trường, khu vực và chất lượng

Các chuyên gia nhận định thời gian tới có nhiều cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Châu Á - Châu Phi, giá gạo xuất khẩu tiếp tục ở mức cao, thuận lợi cho Việt Nam. Bởi lẽ, các nước sản xuất, xuất khẩu gạo lớn đều có kế hoạch cắt giảm sản lượng trước ảnh hưởng của El Nino.

DIC Corp lên kế hoạch chào bán 200 triệu cổ phiếu với giá thấp hơn 47,6% thị trường
DIC Corp lên kế hoạch chào bán 200 triệu cổ phiếu với giá thấp hơn 47,6% thị trường

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG – sàn HOSE) quay trở lại kế hoạch huy động mới 3.000 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu.

Số lượng nhà bỏ không ở Nhật Bản đã tăng lên mức cao kỷ lục 9 triệu ngôi
Số lượng nhà bỏ không ở Nhật Bản đã tăng lên mức cao kỷ lục 9 triệu ngôi

Nhật Bản bỏ không 9 triệu ngôi nhà, quá đủ cho từng người dân ở thành phố New York, Mỹ, khi quốc gia Đông Á này phải vật lộn với dân số ngày càng giảm.

Địa ốc Hoàng Quân với kế hoạch tham vọng khi phát hành cổ phiếu hoán đổi 300 tỷ đồng nợ vay
Địa ốc Hoàng Quân với kế hoạch tham vọng khi phát hành cổ phiếu hoán đổi 300 tỷ đồng nợ vay

CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (mã HQC - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2024, Đại hội tổ chức ngày 1/6 tại TP. HCM.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất miễn học phí THCS năm học 2024-2025
TP. Hồ Chí Minh đề xuất miễn học phí THCS năm học 2024-2025

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình gửi UBND TP. Hồ Chí Minh về chính sách hỗ trợ học phí năm học 2024-2025.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh lấy ý kiến tham gia vào dự án Luật trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh lấy ý kiến tham gia vào dự án Luật trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Sáng 11/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tham vấn, lấy ý kiến vào dự án Luật Phòng không nhân dân và dự án Luật phòng, chống mua bán người sửa đổi trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.