Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát huy giá trị sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý: Yếu ở khâu nào?

Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) nhìn nhận: “Chúng ta đang thiếu một chiến lược ở tầm quốc gia nhằm quảng bá, giới thiệu và thúc đẩy sản phẩm chỉ dẫn địa lý (CDĐL), đưa CDĐL trở thành một dấu hiệu ưu tiên lựa chọn của người tiêu dùng”.

Phát huy giá trị sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý: Yếu ở khâu nào? - Hình 1

 Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ

Xin ông cho biết, có bao nhiêu sản phẩm của Việt Nam đã được bảo hộ CDĐL và hiệu quả mang lại từ công tác này?

Đến nay, Việt Nam đã cấp văn bằng bảo hộ cho 56 CDĐL, bao gồm 6 CDĐL của nước ngoài và 50 CDĐL của Việt Nam. Hiện có 34 tỉnh/thành phố có CDĐL được bảo hộ, trong đó, 11 tỉnh/thành phố đã có 2 CDĐL trở lên. Về cơ cấu, 47% sản phẩm được bảo hộ CDĐL là trái cây, 19% là các sản phẩm từ cây công nghiệp và lâm nghiệp như quế, hồi, chè... Còn lại là các sản phẩm thủy sản, gạo và một số thực phẩm khác.

Về hiệu quả mang lại, sau hơn 10 năm phát triển kể từ khi có Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), công tác bảo hộ CDĐL của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cụ thể, hoạt động bảo hộ CDĐL cho các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã tác động tích cực đến nhận thức và sự quan tâm của cộng đồng, huy động được nguồn lực đầu tư của các địa phương và doanh nghiệp. Đồng thời, CDĐL đã góp phần duy trì, khẳng định danh tiếng, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị của các sản phẩm được bảo hộ.

Giá bán của nhiều sản phẩm, sau khi được công nhận CDĐL có xu hướng tăng lên, tiêu biểu là nước nắm Phú Quốc (Kiên Giang), cam Cao Phong (Hòa Bình), mật ong bạc hà Đồng Văn (Hà Giang)… CDĐL được bảo hộ còn là cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học để bảo đảm và định hướng cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm được kiểm soát về nguồn gốc và chất lượng.

CDĐL cũng đã giúp các địa phương hình thành được các tổ chức tập thể như hội/hiệp hội, đại diện các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh để tham gia hoạt động quản lý, phát triển thị trường sản phẩm CDĐL, góp phần trong hoạt động tổ chức sản xuất, thương mại sản phẩm trên thị trường.

Bên cạnh nhiều sản phẩm được bảo hộ đã phát huy hiệu quả, khẳng định thương hiệu, vẫn còn những sản phẩm chưa phát huy được thế mạnh. Ông nhìn nhận ra sao về vấn đề này?

Mặc dù đã có những tác động tích cực, song còn một số bất cập, khó khăn, tập trung vào hoạt động quản lý và sử dụng CDĐL sau khi được bảo hộ.

Theo quy định của Luật SHTT, sau khi CDĐL được Nhà nước bảo hộ, hoạt động quản lý được giao về cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, nhưng đa phần các địa phương còn lúng túng, khó khăn trong tổ chức mô hình quản lý, thúc đẩy hoạt động khai thác, sử dụng CDĐL của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Chính vì vậy, sản phẩm được gắn dấu hiệu CDĐL hiện nay trên thị trường còn hạn chế dẫn đến nhiều CDĐL chưa phát huy được hết giá trị, hiệu quả như mong đợi.

Chúng tôi cho rằng, thực trạng này có nhiều nguyên nhân. Cụ thể, CDĐL là một đối tượng mới, quá trình xây dựng và phát triển CDĐL, bao gồm cả xây dựng pháp luật, thể chế, chính sách đến giải pháp chủ yếu từ kinh nghiệm quốc tế. Tuy nhiên, quá trình đó cần phải có sự điều chỉnh hợp lý để phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Chúng ta còn thiếu khung pháp lý ở tầm quốc gia. Bởi thực tế, Luật SHTT chưa có quy định cụ thể về nguyên tắc, nội dung, cấu trúc tổ chức quản lý CDĐL, cũng như việc xây dựng chính sách, thể chế quản lý giao cho các địa phương.

Do vậy, các địa phương gặp nhiều khó khăn, các mô hình quản lý đa dạng, không có sự thống nhất về cách thức tổ chức, quy định về chính sách... Việc sử dụng CDĐL cần phải gắn với quá trình tổ chức sản xuất, thương mại của sản phẩm. Tuy vậy, đặc trưng về sản xuất nông nghiệp là quy mô nhỏ, phân tán, sản xuất - thương mại theo truyền thống, chưa hình thành các kênh phân phối hiện đại, liên kết theo chuỗi giá trị dẫn đến việc sử dụng dấu hiệu CDĐL của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân còn nhiều hạn chế.

Để phát huy được giá trị, CDĐL cần có sự thúc đẩy từ thị trường, đặc biệt là sự lựa chọn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, chúng ta đang thiếu một chiến lược ở tầm quốc gia nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm - đưa CDĐL trở thành một dấu hiệu ưu tiên lựa chọn của người tiêu dùng...

Trên thực tế, không ít hiện tượng xâm phạm quyền đối với CDĐL, gây ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu sản phẩm, quyền lợi người tiêu dùng. Vậy theo ông, những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và đẩy lùi thực trạng này là gì?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu rộng, việc bảo hộ SHTT, trong đó có CDĐL - trở thành một công cụ rất quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Cùng với đó, hành vi xâm phạm quyền SHTT ngày càng tinh vi và phức tạp, CDĐL cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Vì thế, để giải quyết vấn đề xâm phạm quyền đối với CDĐL, cần có sự quyết tâm và giải quyết từ nhiều cơ quan và các đối tượng liên quan. Cụ thể, đối với người tiêu dùng, cần cung cấp và nâng cao khả năng nhận diện các dấu hiệu CDĐL đối với sản phẩm, điều này sẽ đặc biệt khó khăn đối với sản phẩm nông sản, bởi do đặc điểm và cấu trúc về kênh phân phối.

Tuy nhiên, sự lựa chọn và ý thức trách nhiệm của người tiêu dùng sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy lùi các hành vi xâm phạm. Việc vi phạm quyền đối với CDĐL, cần phải được loại bỏ ngay từ cộng đồng sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó. Điều này, đòi hỏi sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức được giao chức năng quản lý CDĐL. Tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý thị trường; cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, tổ chức trong việc cung cấp thông tin về các trường hợp xâm phạm; đề nghị và hỗ trợ các cơ quan quản lý xử lý các trường hợp vi phạm.

Phát huy giá trị sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý: Yếu ở khâu nào? - Hình 2

Sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ CDĐL

Để có nhiều hơn nữa sản phẩm được bảo hộ CDĐL phát huy hiệu quả, khẳng định thương hiệu, Cục SHTT có những giải pháp và hành động cụ thể như thế nào?

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, Việt Nam đã tạo dựng được nhiều sản phẩm đặc sản, tiểu thủ công nghiệp mang đậm nét văn hóa, giá trị đặc thù. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển CDĐL đã trở thành định hướng, công cụ quan trọng được Chính phủ, bộ, ngành và địa phương lựa chọn để bảo hộ sản phẩm nông sản. Việc CDĐL trở thành nội dung trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hay thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và các nước như Nhật Bản, Mexico, Thái Lan… cho thấy sự quan tâm và vai trò của CDĐL trong thương mại quốc tế, đặc biệt là đối với sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Xuất phát từ định hướng đó, cùng với những khó khăn trong phát triển CDĐL hiện nay, Cục SHTT đã và đang triển khai nhiều giải pháp.

Trước hết, thường xuyên hỗ trợ, đồng hành cùng các tỉnh trong hoạt động xây dựng hồ sơ đăng ký, tổ chức quản lý và phát triển CDĐL. Cùng với đó, Cục đang triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển CDĐL như Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020, Dự án Hỗ trợ phát triển CDĐL ở Việt Nam - do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ, các hoạt động hỗ trợ phát triển CDDL trong khuôn khổ các dự án MUTRAP, Dự án ECAP... Các hoạt động này cũng hướng đến việc hỗ trợ các địa phương trong việc xây dựng hồ sơ đăng ký và tổ chức quản lý CDĐL của Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Về phương diện hoàn thiện cơ chế, chính sách: Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thời gian qua, Cục SHTT đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án báo cáo Lãnh đạo Bộ KH&CN để trình Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến CDĐL, nhất là là hoạt động quản lý. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các địa phương trong hoạt động quản lý CDĐL.

Về mặt tiếp cận trong xây dựng và quản lý CDĐL, Cục đang hoàn thiện và đưa vào những cách tiếp cận mới phù hợp hơn trong hoạt động xây dựng và quản lý CDĐL. Trong đó, có là hoạt động quản lý và sử dụng CDĐL, cần phải dựa trên hoạt động tổ chức liên kết chuỗi giá trị, thúc đẩy vai trò và sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức, tập thể trong thương mại sản phẩm mang CDĐL.

Mặt khác, hoạt động quảng bá, giới thiệu và nâng cao vai trò của CDĐL trên thị trường cũng là việc cấp thiết. Cục SHTT đang chủ động, phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương để xây dựng các công cụ, chương trình quáng bá cho các sản phẩm mang CDĐL như xây dựng biểu trưng CDĐL quốc gia, tổ chức hội chợ các sản phẩm mang CDĐL...

Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự nỗ lực của Cục SHTT và sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương, trong thời gian tới, CDĐL sẽ phát huy được giá trị, góp phần bảo vệ thương hiệu và nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Trân trọng cảm ơn ông!

Thanh Hà (Thực hiện) 

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp
Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp

Ngày 26/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.