Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển khoa học và công nghệ: Tạo đột phá chiến lược

Thực hiện Chương trình công tác năm 2019 và Kế hoạch số 432/KH-UBTVQH14 của UBTVQH, Chính phủ đã có báo cáo về việc thực hiện NQ số 297/NQ-UBTVQH14 và Thông báo số 1672/TB-TTKQH trong lĩnh vực KH&CN. Trong đó, vấn đề hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để các DN hoạt động được ưu tiên hàng đầu.

Kết quả đáng ghi nhận

Theo đó, Chính phủ đã chỉ đạo tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động KH&CN phù hợp với tình hình phát triển và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam ký kết, bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Sắp xếp, tổ chức lại nhiệm vụ KH&CN và kiện toàn, sắp xếp lại mạng lưới tổ chức KH&CN công lập. Phát triển DN KH&CN, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Về tiềm lực KH&CN, tiếp tục được củng cố, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển nhanh. Nguồn nhân lực KH&CN gia tăng nhanh về số lượng, chất lượng từng bước được cải thiện. Kinh phí ngoài ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động KH&CN, đặc biệt từ các DN lớn có xu hướng tăng.

Nhiều chương trình, dự án KH&CN được triển khai, góp phần nâng cao tiềm lực KH&CN phục vụ các ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo. Tình hình triển khai các nhiệm vụ KH&CN các cấp ngày càng minh bạch hóa, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức và cá nhân triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Các quy định về kiểm soát công nghệ nhập khẩu công nghệ, thiết bị được hoàn thiện, góp phần tạo điều kiện cho DN hoạt động, đồng thời kiểm soát được chặt chẽ các công nghệ, thiết bị lạc hậu.

Trong nông nghiệp, KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, góp phần vào kết quả kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2018 ước đạt 40,02 tỷ USD. Các lĩnh vực khác như công nghiệp, xây dựng, giao thông, y tế, quốc phòng, khoa học - xã hội và nhân văn... đều có bước phát triển.

Nhiều hoạt động KH&CN ở các địa phương được quan tâm triển khai với mục đích tạo thành động lực thực sự cho phát triển kinh tế - xã hội, phát huy thế mạnh vùng, miền, thúc đẩy hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Quan hệ hợp tác về KH&CN được triển khai với hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế và khu vực. Việt Nam là thành viên của hơn 100 tổ chức quốc tế và khu vực về KH&CN. Mạng lưới đại diện KH&CN được xây dựng tại nhiều quốc gia có thế mạnh về phát triển kinh tế dựa trên KH&CN, đã giúp nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu về khả năng phát triển kinh tế số, cũng như tiếp cận các công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.

Việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các kết quả phát triển công nghệ từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước cho DN cần tiếp tục được quan tâm hoàn thiện để tạo thành sản phẩm, hàng hóa cung cấp cho thị trường.KH&CN là chìa khoá cho sự phát triển của DNKH&CN là chìa khoá cho sự phát triển của DN

 Còn đó những bất cập

Thị trường KH&CN phát triển còn chậm, thiếu các tổ chức trung gian có uy tín, kinh nghiệm trong hoạt động kết nối cung - cầu, nguồn cung công nghệ của thị trường còn hạn chế. Đổi mới công nghệ chưa trở thành nhu cầu cấp bách của DN, do quy mô còn nhỏ và hạn chế về năng lực tài chính, năng lực quản lý. Việc thu hút thêm nguồn lực đầu tư từ xã hội cho Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia trong thời gian qua còn khiêm tốn.

Việc ban hành các văn bản để thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập còn hạn chế. Các quy định trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cần tiếp tục được rà soát, sửa đổi, bổ sung để phục vụ kịp thời yêu cầu của thực tiễn. Việc nghiên cứu, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của các bộ, ngành, địa phương cần được triển khai đi vào thực chất hơn.

Hoạt động thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo, cũng tồn tại một số hạn chế, như: Việc cụ thể hóa, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ còn lúng túng, thiếu sự nhất quán, không thường xuyên. Thiếu sự gắn kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học với các DN. Thiếu những cơ chế, chính sách đủ mạnh về việc tạo điều kiện hỗ trợ sản phẩm đầu ra được áp dụng rộng rãi trong thực tế. Kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm còn hạn chế. Các tổ chức KH&CN hoạt động chưa hiệu quả, sự phối hợp giữa các đơn vị nghiên cứu trong ngành, lĩnh vực còn yếu. Cơ chế hỗ trợ tài chính cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng còn nhiều bất cập.

Khơi thông các nguồn lực

Điều quan trọng trước tiên đó là cần phải tăng cường huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho KH&CN và đổi mới sáng tạo, nhất là từ DN. Thu hút có chọn lọc, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài thông qua các dự án, nhiệm vụ hợp tác KH&CN, ưu tiên dự án công nghệ cao, thân thiện môi trường, chuyển giao công nghệ, liên kết với DN trong nước để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Tiếp tục đổi mới cơ chế huy động và sử dụng ngân sách nhà nước cho phát triển KH&CN, đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức KH&CN công lập, tổ chức và hoạt động của các quỹ KH&CN.

Hoàn thiện pháp luật về sử dụng, trọng dụng cá nhân trong hoạt động KH&CN, thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.

Triển khai các giải pháp để tiếp thu và làm chủ các công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Triển khai hiệu quả Đề án “Phát triển hệ tri thức Việt số hóa”.

Phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia liên kết chặt chẽ với cộng đồng khởi nghiệp trong khu vực và quốc tế, biến khởi nghiệp sáng tạo thành một trong những động lực đột phá cho đổi mới mô hình tăng trưởng.

Tiếp tục rà soát, tái cơ cấu các chương trình KH&CN quốc gia theo hướng xác định DN là trung tâm của hệ thống sáng tạo quốc gia. Chú trọng giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thông qua thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả chính sách thu hút, sử dụng, trọng dụng cán bộ KH&CN.

Đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn, đo lường chất lượng, thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của DN Việt Nam đến năm 2020. Tập trung thúc đẩy bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, phát triển và khai thác tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo, lựa chọn đầu tư chiều sâu có trọng tâm, trọng điểm đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo để triển khai giai đoạn đến năm 2025...

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Livestream bán hàng: Thêm “lối ra” cho nông sản
Livestream bán hàng: Thêm “lối ra” cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livestream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Chuyên gia lý giải nguyên nhân nhiều cơn mưa đá trắng trời những ngày qua
Chuyên gia lý giải nguyên nhân nhiều cơn mưa đá trắng trời những ngày qua

Mặc dù cơn dông chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, nhưng thường đi kèm các hiện tượng thời tiết cực đoan như gió giật mạnh, mưa rất lớn, sấm sét dữ dội, kèm theo mưa đá tàn phá hoa màu, tài sản của người dân. Vì sao lại như vậy, các chuyên gia lý giải như thế nào?

Giá quặng sắt tăng mạnh do lo ngại nguồn cung siết chặt
Giá quặng sắt tăng mạnh do lo ngại nguồn cung siết chặt

Thị trường kim loại diễn biến trái chiều, 2 mặt hàng kim loại quý đồng loạt suy yếu nhẹ. Trong khi đó, các mặt hàng kim loại cơ bản đón nhận lực mua tích cực.

Không quyết toán thuế thu nhập cá nhân đúng hạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Không quyết toán thuế thu nhập cá nhân đúng hạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế sẽ bị xử phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn.

Xe điện EV3 của Kia sắp trình làng
Xe điện EV3 của Kia sắp trình làng

Thiết kế của EV3 lấy cảm hứng từ đàn anh EV9, nhưng kích cỡ nhỏ gọn hơn nhiều.

Khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc
Khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc

Trước đây, đường ống Power of Siberia 1 (POS1) đã được xây dựng, nhưng hiện nay, Nga cần bổ sung đường ống thứ hai, thậm chí còn lớn hơn đường ống trước, được gọi là Power of Siberia 2 (POS2). Các cuộc đàm phán đã diễn ra trong nhiều năm nhưng giờ sẽ tăng tốc và có khả năng sớm đạt được thỏa thuận chính thức.