Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Các phương án cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho TP.HCM và Bình Dương

Tổ công tác 970 thuộc Bộ NN-PTNT vừa có báo cáo chuẩn bị các phương án cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho TP.HCM và Bình Dương trong tình hình tăng cường giãn cách xã hội.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Để thực hiện công tác hỗ trợ cung ứng nguồn nông sản khi cần thiết, Tổ công tác Bộ NN-PTNT phối hợp với (Bộ Quốc phòng) đã chuẩn bị phương án dự phòng, đảm bảo cung cứng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho TP.HCM khi có yêu cầu từ thành phố hoặc từ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ.

Tổ công tác sẵn sàng cùng các địa phương thuộc địa bàn 19 tỉnh, thành Nam Bộ, các doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng nông sản chủ lực để phối hợp triển khai, với các mặt hàng thiết yếu bao gồm gạo, rau củ, thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm trong thời gian thực hiện nghiêm giãn cách xã hội với hai phương án dự kiến.

Với phương án đáp ứng 100% nhu cầu của thành phố, ngoài sự cung ứng của hệ thống siêu thị, theo tính toán của Bộ NN-PTNT cần khoảng 7.610 tấn, chưa kể trứng gia cầm. Cụ thể, nhu cầu mỗi ngày cần 2.000 tấn gạo, 4.200 tấn rau củ, 750 tấn thịt heo, 660 tấn thịt gà, 2,2 triệu quả trứng gia cầm.

Tổ công tác đã xây dựng phương án có địa chỉ cụ thể là các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất với khả năng cung cứng số lượng 10.200 tấn/ngày, chưa kể trứng gia cầm. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra có thể cung cứng 570 tấn/ngày. Các doanh nghiệp, hợp tác xã sẵn sàng cung ứng lương thực, thực phẩm theo yêu cầu của Bộ.

Với phương án đáp ứng 50% nhu cầu của thành phố, nhu cầu lương thực, thực phẩm mỗi ngày là 3.800 tấn, chưa kể trứng gia cầm. Cụ thể, mỗi ngày cần là 1.000 tấn gạo, 2.100 tấn rau củ, 370 tấn thịt heo, 330 tấn thịt gà và 1,1 triệu quả trứng gia cầm.

Tổ công tác đã có địa chỉ cung ứng với số lượng 4.500 tấn/ngày, chưa kể trứng gia cầm. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra có thể cung ứng 570 tấn/ngày.

Thời gian qua, Tổ công tác đã triển khai thí điểm túi an sinh kết hợp 5 loại nông sản trọng lượng 10 kg/túi cho một số doanh nghiệp, siêu thị ở TP.HCM. Túi an sinh này dảm bảo nhu cầu một hộ dân trong 3-5 ngày, với mức giá theo các đối tượng khác nhau.

Combo bình dân giá 100.000 đồng/túi, bao gồm rau ăn củ như khoai lang, khoai môn nhỏ, củ sắn, dứa, chanh, củ cải trắng, dưa leo. Combo trung bình giá 150.000 đồng/túi, bao gồm rau ăn củ, rau ăn lá và trứng. Combo hạng cao hơn giá 200.000 đồng/túi, gồm rau ăn củ, rau ăn lá, gạo và trứng.

Ngoài ra, còn nhiều combo kết hợp thuỷ sản, thịt các loại, trứng theo yêu cầu của người đặt. Hiện, năng lực cung cấp túi an sinh khoảng 80.000-100.000 túi/ngày, khả năng khai thác lên tới 150.000 túi/ngày nếu có sự hỗ trợ vận chuyển.

Bên cạnh đó, Tổ công tác cũng có phương án xây dựng nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm dự phòng cấp tới Bình Dương. Nhu cầu lương thực, thực phẩm của Bình Dương mỗi ngày là 1.474 tấn, chưa kể trứng gia cầm. Trong đó, 540 tấn gạo, 670 tấn rau củ, 190 tấn thịt heo, 74 tấn thịt gà và 930 nghìn quả trứng.

Bộ NN-PTNT đã có địa chỉ cung ứng 600 tấn gạo/ngày, 700 tấn rau củ/ngày. Với năng lực sản xuất, Bình Dương đảm bảo khả năng cung cứng thịt heo và gà nhưng thiếu khoảng 79 nghìn quả trứng gia cầm/ngày. Khả năng cung cứng lượng thiếu của Bình Dương từ các tỉnh lân cận khoảng 90.000 quả/ngày.

Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra khu vực Nam bộ có thể cung ứng 570 tấn/ngày.

H.P

Bài liên quan

Tin mới

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.

Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ
Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ

Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 1546/UBND-NCKS về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ dịp Lễ 30/4, 1/5 và Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và du lịch Hè 2024.

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.